Vì sao trẻ em châu Á có xu hướng biếng ăn ngay khi chưa đầy 1 tuổi? Đây có lẽ là thực trạng đau đầu và vấn đề quan tâm của không ít các bậc cha mẹ hiện nay. Hãy cùng tìm lời giải đáp từ phía chuyên gia trong bài viết sau đây!
4 sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn sớm mà ít ai ngờ tới
Thực tế, chưa có cơ chế rõ ràng liên quan đến hành vi biếng ăn sớm của trẻ. Tuy nhiên, một số ý kiến được giới chuyên môn đưa ra cho thấy: Biếng ăn sớm có liên quan tới việc thực hành ăn dặm cho trẻ chưa đúng cách của các bậc cha mẹ. Sau đây là một số lỗi khiến trẻ biếng ăn sớm mà cha mẹ thường gặp phải:
- Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 5,5 tháng tuổi): Mong muốn con sớm biết ăn dặm, để trẻ cứng cáp hơn là nỗi niềm của rất nhiều cha mẹ hiện nay. Tuy nhiên, việc ăn dặm sớm mà cơ thể trẻ lại chưa sẵn sàng để tiếp nhận thức thức ăn dạng bán lỏng thì lại gây nhiều hậu quả xấu. Vị giác và dịch tiêu hóa cũng chưa sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa. Tất cả các yếu tố này khiến trẻ mất dần hứng thú với món ăn.
- Sử dụng gia vị trong món ăn cho trẻ dưới 1 tuổi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa, các món ăn dành cho trẻ 1 dưới 1 tuổi không cần thêm muối, đường, bột nêm, nước mắm. Nguyên nhân là do ở độ tuổi này, trẻ đã có số lượng gai vị giác lớn và nhạy cảm với độ mặn, ngọt của thức ăn có gia vị. Việc này nên rất dễ làm trẻ rối loạn vị giác.
- Cho trẻ xem tivi, điện thoại, ipad trong lúc ăn: Đây là giải pháp được nhiều cha mẹ áp dụng khi thấy con không chịu ăn. Tuy nhiên, ít ai hiểu được hậu quả nghiêm trọng của thói quen này. Một trạng thái ăn vô thức sẽ hình thành cho trẻ từ rất sớm. Điều này sẽ làm trẻ mất khả năng học hỏi trong ăn uống, không cảm nhận được hương vị món ăn và dễ gây “nghiện” thiết bị điện tử. Một nghiên cứu gần đây tại Anh cho thấy, việc cho trẻ chơi thiết bị điện tử sớm là đang gián tiếp mang tới cho trẻ 1 viên “ma túy” gây nghiện mỗi ngày.
Khi bắt đầu ăn dặm, tâm lý sợ trẻ ăn ít hoặc so sánh lượng ăn của trẻ này với trẻ khác hay thấy trẻ gặp khó khăn khi học ăn dặm… thì cha mẹ thường ép hoặc lừa con ăn nhiều hơn. Điều này vô tình đã tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ không còn hứng thú để cảm nhận mùi vị của món ăn. Từ đó, bữa ăn đã trở thành cuộc chiến với trẻ.
Xem thêm: Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ nhỏ
Trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng vì biếng ăn sớm
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể và sự phát triển toàn diện của trẻ. Biếng ăn sớm sẽ là nguyên nhân gây nguy cơ thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng cho trẻ vì:
- Nếu trẻ biếng ăn sớm thì thời gian biếng ăn thường kéo dài. Từ đó, dẫn tới hạn chế cung cấp đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ vào các giai đoạn tăng trưởng thiết yếu, đặc biệt trước 4 tuổi: Trẻ biếng ăn sớm thường lười ăn rau củ. Trẻ dễ bị thiết hụt vitamin A và vitamin nhóm B (B1, B3, B5 và B6) từ rau củ quả… Tất cả các vitamin này đều cần thiết cho phát triển thị giác, não bộ và chiều cao của trẻ. Do vậy, những chế phẩm bổ sung vitamin và chất khoáng rất cần thiết để bổ sung cho trẻ. Cha mẹ nên chọn những vi chất từ thực vật giúp trẻ dễ dàng hấp thu hơn.
- Biếng ăn sớm gây thiếu hụt dinh dưỡng cho các hoạt động miễn dịch trong cơ thể của trẻ. Hoạt động miễn dịch trước 5 tuổi rất quan trọng để tạo ra các đáp ứng miễn dịch sớm với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, virut…Thiếu hụt dinh dưỡng khiến hoạt động miễn dịch bị trì trệ và kém hiệu quả. Hậu quả rõ ràng là trẻ biếng ăn sớm hay ốm vặt, viêm đường hô hấp, viêm da và nhiễm nấm.
Cụ thể như trẻ biếng ăn sớm thường thiếu hụt vitamin A, C, D và kẽm. Khi tham gia một hoạt động miễn dịch nào đó, các chất dinh dưỡng trên cần đầy đủ và có mặt sẵn sàng. Chỉ cần cơ thể bị thiếu một trong những chất trên cũng có thể làm trẻ thất bại trong đáp ứng miễn dịch. Ví dụ, kẽm sẽ hỗ trợ Vitamin A trong các tế bào thị giác. Thiếu hụt lâu dài sẽ làm trẻ dễ bị các bệnh viêm nhiễm và gây hậu quả lên tăng trưởng.
Ngay từ bây giờ, việc tuân thủ nguyên tắc trong thực hành ăn dặm là điều cha mẹ nên làm càng sớm càng tốt để tránh cho trẻ bị biếng ăn sớm, giảm nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng và tăng trưởng kém. Trẻ có khỏe mạnh, tăng trưởng tốt mới tự tin đi lớp, hòa đồng và năng động.