Thái độ mẹ đúng – Trẻ sẽ ăn ngoan

Làm sao giúp trẻ ăn ngoan, không bướng bỉnh khi ăn? Thực tế, nhiều trẻ trước đó chịu ăn, nhưng sau 1 thời gian thì trở nên bướng bỉnh và không chịu ăn? Vấn đề nằm ở đâu? Đó chính là thái độ của mẹ dành cho bé trong ăn uống. Cùng dieutribiengan tìm hiểu chi tiết hơn nhé. 

 

Thái độ mẹ sai trong ăn uống là nguyên nhân dẫn tới biếng ăn ở trẻ 

Hầu hết thái độ của cha mẹ Việt hiện nay, đang làm trẻ biếng ăn

Đôi lúc cha mẹ chúng ta quan tâm nhiều vào trẻ ăn gì, lượng ăn của trẻ bao nhiêu, liệu có đủ chất dinh dưỡng cho phát triển hay không?

Tuy nhiên, phần lớn chúng ta ít quan tâm đến: Trẻ phát triển tâm lý như thế nào trong quá trình ăn, trẻ có phản ứng ra sao với việc ăn, cảm xúc gì trẻ sẽ trải qua?

Nếu chúng ta nhìn sâu vào khía cạnh phát triển nền tảng bền vững ở trẻ, điều mà GS Satter – chuyên gia dinh dưỡng tại Anh Quốc từng chia sẻ: Trẻ đang học gì ngay khi bắt đầu ăn dặm?
1. Trẻ như “miếng bông trắng” để hiểu cảm xúc và tương tác cảm xúc khi ăn. Nghĩa là, trẻ sẽ hấp thụ cảm xúc của bạn dễ như thấm nước vào miếng bông. Cảm xúc càng tiêu cực, càng làm vấy bẩn. Đâu là cảm xúc tiêu cực? Đó là sự lo lắng về tăng trưởng biểu lộ qua bên ngoài như ép ăn, dụ dỗ bằng bồng bế hoặc cho trẻ đồ chơi, TV hoặc sự quá lụy và yếu kém về tâm lý

2.”Miếng bông đã thấm đầy” thì sẽ bão hòa và không thể thấm được nữa. Nghĩa là, đó là 1 vòng luẩn quẩn của cảm xúc và tình huống. Trẻ không thể ngoan hơn hoặc chịu ăn hơn dù bạn có cố dụ dỗ hoặc cưỡng ép. Đó là lí do, mà chúng ta hay gặp: Sau 1 thời gian dụ dỗ hoặc cưỡng ép thì trẻ bướng lại càng bướng hơn, chỉ có thể tiếp tục dụ dỗ hoặc ép nữa thôi, nhưng việc ăn của trẻ trở nên khó khan hơn trước nhiều.

Vậy cha mẹ nên làm gì?

Dù mới bắt đầu ăn dặm hoặc trẻ đã ăn hoặc đang nuôi dưỡng trẻ. Cảm xúc của bạn trong bữa ăn sẽ quyết định tình huống bạn sẽ gặp phải.
Đừng bao giờ cho thấy bạn quá quan tâm, quá lụy, quá khổ sở với việc ăn của trẻ. Trẻ con là 1 nhà tuyển dụng hoàn hảo, có thể nắm bắt được tâm lý của người đối diện mà có thể làm bạn bị “quay như dế”. Những điều gì mà cho thấy bạn yếu kém tâm lý để nắm bắt: Đó là lo lắng, đó là sự cưỡng ép. Điều gì làm tâm lý bạn trở nên khó đoán: Im lặng và ít thể hiện cảm xúc.

Vậy điều gì bạn nên làm:

Vẫn giới thiệu bữa ăn bình thường cho trẻ, khi trẻ phản ứng hãy ngưng 1 tí, rồi tiếp tục. Nếu trẻ quá bướng thì hãy lau miệng trẻ và chuyển sang bữa khác, có thể sau đó 1-2 tiếng. Điều này sẽ làm trẻ chịu lắng nghe.

Lên danh sách những món trẻ sẽ mong đợi thưởng thức trong tuần, có thể sắp xếp những món trẻ thích xen kẻ món trẻ không thích. Giúp trẻ có cơ hội tham gia lựa chọn có thể sẽ làm trẻ thích ăn nó hơn. Ví dụ, trẻ lớn có thể cùng bạn đi siêu thị khuyến khích trẻ lấy những món này bỏ vào xe đẩy. Trẻ nhỏ thì “đừng tiếc” vài bữa chơi hoặc làm quen bừa bộn với thức ăn. Cái mà bạn bỏ ra thật sự không lãng phí so với khi trẻ đã biếng ăn rồi thì bữa nào cũng là “cuộc chiến”.

Xem thêm: 15 điều mẹ nên và không nên làm khi trẻ biếng ăn, lười ăn

Trẻ thích tâm lý và thái độ của mẹ như thế nào trong bữa ăn.

Thái độ mẹ đúng, trẻ sẽ ăn ngon 

Trẻ con thích sự nghiêm túc của mẹ trong bữa ăn, trẻ con ghét sự quỵ lụy, nài nỉ hoặc sự lo lắng.

Trẻ con thích sự vui vẻ của mẹ trong bữa ăn, trẻ con ghét sự tức giận hoặc bực tức của mẹ.

Trẻ con thích sự bình tĩnh và kiên nhẫn trong bữa ăn, trẻ con ghét sự vội vã hoặc đút đại cho xong.

Tại sao nhiều mẹ cho rằng, mình vui vẻ, chiều chuộng mà trẻ vẫn không ăn ngoan?

Sự vui vẻ và chiều chuộng là con dao hai lưỡi nếu bạn không dùng đúng cách. Cho trẻ sự hứng thú và vui vẻ trong bữa ăn không có nghĩa là chiều chuộng mọi đáp ứng của trẻ vì nếu bạn làm vậy thì trẻ không có cơ hội học cảm xúc đúng khi ăn, cứ có 1 cảm xúc” ờ thì, làm gì cũng được mẹ chiều thôi”.

Tại sự vui vẻ là có sự tương tác của bạn để bữa ăn không quá áp lực, cho bé thấy 1 quan niệm rõ rệt ở bạn “Okay, con cứ ăn theo cách con muốn, mẹ sẽ tiếp tục nấu/giới thiệu cho đến khi con chịu ăn, mẹ hiểu con đang học các cảm xúc mà, đừng quá lo lắng, mẹ không buồn, không cảm thấy mệt mỏi đâu.” Bạn vẫn cho trẻ thấy những luật trẻ cần tuân thủ. Trẻ ngoan chỉ khi để trẻ tự học cách hiểu cảm xúc của bản thân. Đó là cách rèn nết 1 đứa trẻ tốt nhất.

Khi trẻ không ăn mẹ cần lo lắng như thế nào cho đúng?

Thực tế, trẻ không hề đói như cách chúng ta nghĩ. Cơ thể là 1 hệ năng lượng có tính tương tác rất cao, nhu cầu thiết yếu “đói” là nhu cầu giúp cơ thể sống còn qua nhiều thế kỉ, trừ những trường hợp rất hiếm về khiếm khuyết thần kinh mất khả năng này. Trẻ càng nhỏ thì trẻ sẽ là người cảm nhận cơ thể mình tốt nhất.

Hãy đáp ứng theo nhu cầu của trẻ, biết quan sát biểu hiệu no của trẻ. Thực tế quan sát trong một số nghiên cứu trước đây, trẻ ăn khá nhiều rải rác trong ngày, thậm chí uống sữa rất nhiều, mà cha mẹ vẫn cho rằng trẻ không ăn được gì ở những bữa ăn. Cứ cho phép bản thân mình rằng “Con có thể không ăn bữa này hoặc ăn rất ít, mẹ biết con sẽ tự điều chỉnh ở bữa sau”, chấp nhận buông bỏ và cho bạn và trẻ cơ hội khác, đừng cố ép thật no cho mỗi bữa. Điều này thật áp lực cho bạn và cả trẻ.

Xem thêm: Tổng hợp những cách kích thích trẻ ăn ngon miệng

Để tư vấn chi tiết về các vấn đề chăm sóc trẻ nhỏ gặp tình trạng biếng ăn, lười ăn, chậm tăng cân. Bạn đọc vui lòng gọi điện tới tổng đài 18008070 (miễn cước) hoặc hotline 0976807722 (miễn cước) để nhận được giải đáp từ chuyên gia

Nguồn tham khảo:

Satter E. (1995) Feeding dynamics: helping children to eat well. J Pediatr Health Care.9(4):178-84.

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN