Hiện nay, tỷ lệ trẻ lười ăn ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do thiếu kẽm. Vậy làm sao nhận biết bé lười ăn vì thiếu kẽm? Và bé lười ăn có nên bổ sung kẽm ngay lập tức không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi này.
Bé lười ăn vì thiếu kẽm – Làm sao nhận biết?
Tình trạng lười ăn thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 1-6. Lúc này, bé sẽ có các biểu hiện như quấy khóc khi ăn, ngậm thức ăn trong miệng mà không chịu nhai, nuốt; ăn ít, không chịu ăn… Những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn bao gồm: mọc răng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm bệnh do virus, vi khuẩn; mất tập trung khi ăn; cơ thể bị thiếu kẽm; thay đổi tâm lý…

Bé lười ăn vì thiếu kẽm
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có tới 70% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu chất kẽm. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trẻ lười ăn, thấp còi, chậm lớn và suy dinh dưỡng. Vậy làm sao nhận biết bé lười ăn vì thiếu kẽm? Bên cạnh việc lười ăn thì các bậc cha mẹ cần căn cứ vào một số dấu hiệu thiếu kẽm điển hình sau đây:
- Rối loạn giấc ngủ và hành vi
- Tóc rụng nhiều và có gàu
- Dễ bị dị ứng
- Da khô
- Móng giòn, yếu, dễ gãy
- Tiêu chảy mạn tính
- Chậm lành vết thương
- Chậm lớn, còi cọc
- Dễ bị cúm do suy giảm miễn dịch …

Trẻ khó ngủ vì bị thiếu kẽm
Nếu thấy bé xuất hiện các triệu chứng này, mẹ nên đưa con đến thăm khám tại cơ sở chuyên khoa dinh dưỡng. Tại đây, bé sẽ được đo nồng độ kẽm huyết thanh, tìm nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng lười ăn do thiếu kẽm kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ.
Giải pháp về Tình trạng biếng ăn của bé từ chuyên gia dinh dưỡng

TS. BS Phan Bích Nga
Viện trưởng viện dinh dưỡng nhi khoa quốc gia – Phó chủ tịch hội dinh dưỡng nhi khoa Việt Nam
Bé lười ăn có nên bổ sung kẽm ngay lập tức?
Sau khi đã tìm ra nguyên nhân khiến bé lười ăn là do thiếu kẽm thì các bậc cha mẹ cần tìm biện pháp bổ sung đúng cách càng sớm càng tốt. Trước hết, cần lưu ý nhu cầu bổ sung kẽm cho trẻ theo từng độ tuổi. Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì nhu cầu kẽm cho trẻ thay đổi theo từng độ tuổi: – Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ngày – Từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg/ngày – Từ 4-13 tuổi: 10mg/ngày Các bậc cha mẹ không nên bổ sung quá nhiều kẽm cho trẻ vì có thể gây tình trạng ngộ độc cấp tính với những biểu hiện như chóng mặt, nôn ói, tiêu chảy, co rút cơ vùng bụng, suy giảm miễn dịch… Cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình bổ sung kẽm cho trẻ, các bậc cha mẹ cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau: – Nên kết hợp kẽm và vitamin C giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, tăng sức đề kháng cho trẻ – Không nên bổ sung kẽm và canxi cùng một thời điểm vì canxi làm tăng bài tiết kẽm, từ đó dẫn tới giảm tỷ lệ hấp thụ kẽm trong cơ thể. – Không nên bổ sung kẽm và sắt cùng một thời điểm vì khả năng hấp thu kẽm có thể giảm khi hàm lượng sắt trên 25mg/ngày. Nên bổ sung sắt và kẽm cách xa nhau ít nhất 2 giờ. Nên dùng kẽm trước vì sắt sẽ cản trở quá trình hấp thu kẽm.
Một số loại thực phẩm giàu kẽm
Minh Trí