Thức ăn dặm tuy cần thiết nhưng không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ. Vậy cho bé 5-6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? dieutribiengan sẽ giải đáp giúp mẹ ngay trong bài viết dưới đây.
Bé 5-6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Ăn dặm là thời kì mà bé nào cũng trải qua trong đời. Chuyện ăn dặm tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến các mẹ băn khoăn. Đặc biệt những người làm mẹ lần đầu thường lo lắng, không biết trẻ 6 tháng ăn dặm ngày mấy bữa, ăn bao nhiêu là đủ.
Bé 5 – 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Thời gian đầu, mới bắt đầu ăn dặm (khoảng tháng thứ 4 -5, tùy từng bé) mẹ chỉ nên cho bé ăn ít để bé làm quen với mùi vị. Trong ngày mẹ có thể cho bé ăn 5 – 7 muỗn cà phê (5ml/muỗng).
Tiếp theo, mẹ cần kiên nhẫn chờ phản ứng của bé. Tùy theo mức độ ham thích mà có thể tăng lên dần dần. Mẹ tránh ép bé ăn vì có thể không hợp khẩu vị hoặc bé chưa thích nghi nên sẽ nhè ra. Khi đó, việc ép bé sẽ gây phản tác dụng, bé sẽ không hợp tác trong giai đoạn ăn dặm.
Sau khi đã làm quen, mẹ có thể cho bé ăn ổn định 2 – 3 bữa bột, chia đều trong ngày để bé dễ tiêu hóa. Tổng lượng cháo ăn dặm khoảng 100- 200ml tùy mức độ đặc của cháo. Bên cạnh đó mẹ vẫn phải đảm bảo bé bú đủ 6 – 8 bữa (khoảng 500ml).
Cho trẻ 5-6 tháng ăn dặm như thế nào?
Khi nói đến việc cho trẻ 5-6 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần đảm bảo về số lượng bữa trong ngày và cả hàm lượng dưỡng chất có trong mỗi phần ăn. Vậy nên mẹ có thể tham khảo một số nhóm chất cần cho bé 5-6 tháng ăn dặm dưới đây:
Nhóm tinh bột
Nhóm này cung cấp nhiều năng lượng, mẹ nên cho bé ăn cháo, bột từ gạo tẻ. Tránh trộn lẫn gạo nếp và các loại hạt dễ khiến bé khó ăn, chậm tiêu.
Nhóm đạm
Thực phẩm giàu protein như thịt lợn nạc, thịt gà, lòng đỏ trứng gà… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích cho bé ăn dặm trong giai đoạn đầu. Khi bé được 7 – 9 tháng tuổi có thể ăn thêm tôm, cá, cua…
Nhóm chất béo
Với dầu ăn cho bé 6 tháng tuổi, mẹ nên kết hợp cả dầu động vật và thực vật trong khẩu phần ăn của bé. Tỉ lệ hợp lý nhất là 50:50, xen kẽ các ngày. Với dầu động vật, tốt hơn hết nên cho bé ăn dầu cá hồi, dầu thực vật mẹ nên chọn dầu lạc, dầu vừng,… Nêm với lượng vừa phải trong mỗi bữa ăn.
Nhóm vitamin
Vitamin và chất xơ là thành phần chính của các loại rau củ, trái cây tươi, đặc biệt tốt cho hoạt động tiêu hóa của trẻ. Song vì nhóm thức ăn này không cung cấp nhiều năng lượng đủ cho bé hoạt động nên mẹ không nên cho ăn quá nhiều trong khẩu phần khiến bé chậm tăng cân dù vẫn ăn uống tốt. Với bé 5-6 tháng tuổi nên bắt đầu với khoảng 5ml rau nghiền hoặc nước trái cây tươi.
Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi
Lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng chuẩn khoa học theo từng tuần
Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với những thức ăn mềm, mịn, dễ ăn, dễ tiêu, có thể kết hợp với nước ép rau củ, trái cây cho bé đủ chất.
Mẹ có thể tham khảo thực đơn từng tuần cho bé như sau:
Tuần 1: Cháo trắng
Trong tuần đầu tiên, mẹ nên chọn cháo trắng – món ăn dễ chế biến và thân thiện nhất với đường ruột non nớt của bé.
Cách thực hiện:
Mẹ cho gạo tẻ đã vo sơ qua vào nấu chung với nước theo tỉ lệ 1:10. Vì lượng cháo rất ít nên mẹ có thể cho vào bát nhỏ rồi kết hợp nấu chung với cơm trong nồi cơm điện của gia đình. Khi cháo chín, mẹ đem xay nhuyễn cháo và thu được cháo sệt khoảng 15ml. Trong tuần đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 2 – 3 thìa để bé làm quen.
Tuần 2 – 3: Cháo rau củ
Khi kết hợp cháo với rau củ, mẹ nên lần lượt kết hợp từng loại với cháo. Tránh sử dụng cùng lúc nhiều loại rau để dễ nhận biết ý thích của bé và những loại rau bé dị ứng. Vậy trẻ 6 tháng tuổi ăn được rau gì? Một số loại rau củ giàu vitamin, dễ ăn mà mẹ có thể chế biến như cà rốt, cải bó xôi, bí đỏ, khoai tây…
Mẹ luộc chín rau củ rồi xay nhuyễn cùng khoảng 15ml cháo trắng rồi cho trẻ ăn. Lần lượt thay đổi trong tuần.
Tuần 4: Cháo đạm động vật
Qua 3 tuần ăn dặm đầu tiên, trẻ ít nhiều thích nghi được với dạng thức ăn đặc hơn, hương vị lạ hơn. Ở tuần thứ 4, mẹ có thể giới thiệu đến bé những món ăn dặm chế biến từ thịt, cá. Đâu là những món ăn cung cấp nguồn đạm động vật cho bé rất tốt.
Lượng thức ăn ở thời điểm này có thể được tăng lên khoảng 40 – 50ml/ngày để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé. Những món ăn dinh dưỡng, dễ làm mẹ có thể chế biến cho bé bao gồm:
Cháo trứng
Mẹ chuẩn bị 1 quả trứng gà, chỉ lấy phần lòng đỏ, khoảng 35ml cháo trắng. Cho cháo vào nồi đun nóng, sau đó bỏ lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều trong khoảng 3 phút cho cháo chín, nêm thêm 1 giọt dầu ăn vào rồi đổ ra bát. Cho bé ăn khi cháo ấm.
Mẹ chú ý rằng cháo trứng rất nhanh bị tanh và nanh hỏng nên cần cho bé ăn khi còn ấm để đảm bảo hương vị và dinh dưỡng.
Cháo thịt bằm
Cháo thịt là món ăn dặm đặc biệt phổ biến nhờ hương vị dễ ăn, mẹ dễ thực hiện và giàu dinh dưỡng. Mẹ có thể kết hợp cháo thịt lợn – rau củ trong khẩu phần ăn cho bé với nguyên liệu
- 30 ml cháo trắng
- 20g rau củ (rau ngót, cà rốt, cải bó xôi…)
- 15g thịt lợn
Mẹ nấu nhuyễn cháo rồi cho thịt lợn đã băm nhuyễn. Tiếp đến, cho rau củ đã xay và rây mịn vào nấu chung. Đảo đều tay trong khoảng 3 phút nữa rồi tắt bếp, đổ ra bát và cho bé ăn.
Tham khảo thêm: Trẻ 5 – 6 tháng ăn được những gì?
Sau một tháng ăn dặm đầu tiên, mẹ không những biết trẻ 5-6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ, mà còn có thể đánh giá được sở thích và thói quen ăn uống của bé để có thể chăm con khỏe mạnh, phát triển toàn diện trong giai đoạn tiếp theo.
Vai trò của việc ăn dặm ở trẻ 5-6 tháng tuổi
Sau khoảng 5 tháng đầu đời, cơ thể trẻ cần nhiều hơn về năng lượng, vitamin và khoáng chất… Sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính nhưng mẹ vẫn cần bổ sung thêm năng lượng cho bé từ các bữa ăn dặm vì nhiều lý do.
Ăn dặm đảm bảo tốc độ phát triển của trẻ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 6, cơ thể sẽ cần khoảng 700kcal/ngày. Trong khi đó, sữa mẹ chỉ có thể cung cấp khoảng 450kcal/ngày.
Do vậy, nhiều trẻ không thể ổn định tốc độ phát triển bình thường nếu chỉ bú mẹ. Sữa mẹ chiếm thể tích lớn, khiến bé nhanh no trong khi năng lượng chưa đủ. Các thức ăn đặc chiếm thể tích nhỏ nhưng lại cung cấp nhiều năng lượng hơn cho bé. Do vậy, khi nhu cầu về năng lượng của bé tăng cao để duy trì hoạt động, mẹ cần cho bé làm quen dần với các món ăn dặm như bột, cháo…
Kích thích phát triển giác quan
Khi bé ăn dặm, bé có thể cảm nhận được nhiều mùi vị thức ăn và bộc lộ sở thích. Hơn nữa, khi cho bé ăn dặm, bé sẽ từng bước nâng cao khả năng hoạt động của lưỡi và miệng để thích nghi. Điều này rất tốt cho việc phát triển khả năng nói của bé.
Hạn chế nguy cơ dị ứng
Đối với những em bé bú sữa công thức song song cùng sữa mẹ trước 6 tháng tuổi, việc cho bé 5-6 tháng tuổi ăn dặm sẽ hạn chế được các nguy cơ bệnh dị ứng. Ở độ tuổi này, cho bé làm quen dần với các món ăn dặm sẽ giúp cơ thể bé dễ thích nghi, có thể tiếp nhận cùng lúc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Đảm bảo đủ khoáng chất
Một trong những khoáng chất quan trọng hàng đầu đối với trẻ là sắt. Trong 5 tháng đầu, cơ thể chủ yếu sử dụng nguồn sắt được tích lũy khi còn trong bụng mẹ. Sang tháng thứ 6, nguồn dự trữ này dần cạn kiệt. Đó là lý do bé cần các nguồn thức ăn dặm để đảm bảo đủ sắt và khoáng chất.
Trên đây là thông tin giải thích cho câu hỏi “Bé 5-6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ” mà APPETITO gợi ý. Chúc mẹ chăm con khỏe mạnh và đừng quên truy cập vào https://dieutribiengan.com/ để khám phá thêm những thông tin hữu ích nhé!