Những điều cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân

Trẻ sơ sinh như thế nào là nhẹ cân? Trẻ sơ sinh nhẹ cân có những ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc trên của bạn qua bài viết những điều cần biết về tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới đây.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh nhẹ cân phải làm sao

tre-so-sinh-nhe-can

Trẻ sơ sinh nhẹ cân là tình trạng trẻ khi sinh ra có cân nặng thấp hơn 2,5 Kg. Tỷ lệ khoảng 1/12 trẻ sinh ra ở Mỹ gặp phải tình trạng bị nhẹ cân sau khi sinh. Tuy nhiên, có một số trẻ em nhẹ cân nhưng vẫn có sức khỏe tốt nhưng nếu tình trạng trẻ sơ sinh vừa mới sinh ra bị nhẹ cân thì nguy cơ cao trẻ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe.

Phân loại trẻ nhẹ cân

  • Tính theo tuổi thai: Nhẹ cân đủ tháng (sinh đủ tháng nhưng vẫn bị nhẹ cân) và nhẹ cân non tháng (sinh bé khi dưới 37 tuần thai).
  • Theo sự cân đối: Nhẹ cân không cân đối (trông gầy mòn, giảm mô dưới da, da nhăn, đầu to, móng dài, da khô tróc vảy) và nhẹ cân cân đối (thường có khe khớp sọ giãn, thóp trước rộng, chậm phát triển xương, trẻ lùn và vòng đầu nhỏ).
  • Theo tình trạng suy dinh dưỡng: Nhẹ cân có gầy còm và nhẹ cân không gầy còm.
  • Trẻ nhẹ cân không cân đối hoặc gầy còm tuy có cân nặng thấp nhưng chiều cao và vòng đầu bình thường. Trẻ nhẹ cân cân đối thiếu cả cân nặng, chiều cao và vòng đầu. Những đứa bé non tháng thường nhẹ cân cân đối.

Các nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân

Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân thường gặp là:

  • Thai nhi phát triển hạn chế: nghĩa là trẻ không đạt đủ cân nặng bình thường từ trước khi sinh ra. Thai nhi phát triển chậm cũng có thể khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Có khoảng 10% trẻ bị chậm phát triển ngay từ trong bụng mẹ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng thai nhi chậm phát triển nếu như không thấy sự phát triển lớn lên của tử cung (hay dạ con).  Nguyên nhân thường do bất thường về di truyền hoặc dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, nhiễm trùng trong tử cung, tiếp xúc với chất gây ung thư hoặc thuốc, rối loạn điều hòa nội tiết…
  • Sinh non: Sinh non là tình trạng trẻ được sinh ra trước 37 tuần. Theo thống kê cứ 10 trẻ sinh non thì có khoảng 7 trẻ sơ sinh nhẹ cân là do sinh non. Trẻ càng sinh sớm hơn thì có thể càng bị nhẹ cân hơn. Khoảng 1/10 trẻ sinh ra ở Mỹ bị sinh non. Các mẹ hãy nói chuyện với bác sĩ về vấn đề phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ sinh non
  • Cung cấp dinh dưỡng không đủ: Do chức năng rau thai không đủ, do suy dòng máu qua bánh rau hoặc giảm vận chuyển oxy (trường hợp mẹ bị sản giật hoặc tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, mẹ sống trên vùng cao hoặc hút thuốc lá).

Trẻ sơ sinh nhẹ cân có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe gì cho trẻ?

Những trẻ sinh ra bị nhẹ cân sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến sức khỏe cao hơn những đứa trẻ có cân nặng bình thường. Có những trẻ còn phải chăm sóc đặc biệt tại phòng riêng tại bệnh viện để điều trị một số vấn đề như:

  • Hội chứng suy hô hấp (còn gọi là RDS): Suy hô hấp thường xảy ra với trẻ sinh trước 34 tuần. Trẻ bị suy hô hấp không có loại protein gọi là surfactant có tác dụng giữ túi khí trong phổi khỏi bị bịt kín. Điều trị surfactant giúp cho trẻ bị suy hô hấp dễ thở hơn. Trẻ bị RDS có thể sẽ phải thở oxy và thiết bị hỗ trợ việc thở khác để giúp phổi hoạt động bình thường.
  • Chảy máu não (còn gọi là xuất huyết não hay IVH): Chảy máu não thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 3 ngày. Nếu tình trạng chảy máu não nhẹ và tự khỏi mà không để lại hậu quả lâu dài hoặc nếu có chỉ có một chút ảnh hưởng nhỏ nhưng nếu chảy máu nghiêm trọng thì có thể gây áp lực lên não và tạo thành dịch trong não. Dịch não này sẽ làm tổn thương não. Để giảm dịch não, các bé phải dùng thuốc điều trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật sẽ cấy một ống nào đó vào trong não của bé để không bị đọng dịch trong não.
  • Còn ống động mạch (PDA): PDA là một vấn đề liên quan đến tim phổ biến ở trẻ sinh non. Trước khi sinh, động mạch lớn hay còn gọi là ống động mạch sẽ dẫn máu đi qua phổi. Ống động mạch thường đóng lại sau khi sinh để máu có thể chảy đến phổi và đưa oxy đi khắp cơ thể. Khi ống động mạch không đóng lại đúng thời điểm, nó có thể dẫn đến tình trạng suy tim. Bác sĩ có thể sẽ siêu âm để kiểm tra tình trạng còn ống động mạch. Trẻ nhỏ mắc chứng còn ống động mạch cần phải điều trị bằng thuốc để giúp đóng ống động mạch. Nếu thuốc không có hiệu quả, bé sẽ phải phẫu thuật.
  • Viêm ruột hoại tử (NEC)Đây là tình trạng liên quan đến đường ruột. Viêm ruột hoại tử thường phát triển khoảng 2-3 tuần hoặc muộn hơn sau sinh. Nó có thể gây nguy hiểm cho bé, dẫn tới những vấn đề về đường ăn uống, trướng bụng hoặc một số biến chứng khác. Một số trường hợp, trẻ có thể phải phẫu thuật để cắt bỏ phần ruột bị hỏng chức năng.
  • Bệnh võng mạc do sinh non (ROP): Tình trạng bệnh võng mạc do sinh non có tác động đến các mạch máu trong mắt. Bệnh lý này phần lớn xảy ra với trẻ sinh trước 32 tuần. Nhiều trường hợp tự khỏi mà không bị mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn kém 1 chút. Nhưng cũng có một số bé phải được điều trị để tránh bị mù.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh nhẹ cân có nguy cơ bị mắc một số vấn đề sức khỏe trong cuộc sống sau này cao hơn những trẻ sinh ra đạt cân nặng bình thường như: Bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, béo phì.

Do vậy, khi con mình bị nhẹ cân bạn cần trao đổi với bác sĩ để tìm ra giải pháp để bé đạt chuẩn về cân nặng và duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học, cho bé ăn uống đủ chất. Ngoài ra, cũng cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên ngay từ khi trẻ còn nhỏ để giúp bác sĩ phát hiện được những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe khi lớn lên. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Kích thích ăn uống cho trẻ sơ sinh biếng ăn lười bú

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN