Biếng ăn là gì? Trẻ biếng ăn do đâu và cách điều trị dứt điểm như nào? Đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều bậc cha mẹ khi trẻ biếng ăn. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn một cách hiệu quả nhé!
Biếng ăn là gì?
Biếng ăn là gì? Biếng ăn là một trong những triệu chứng hay gặp và thường khởi phát ở trẻ trước 7 tuổi. Đây là nỗi khổ chung của nhiều cha mẹ. Bởi biếng ăn thường khiến trẻ quấy khóc, giả bộ no hoặc bị đau để khỏi phải ăn. Nhưng biếng ăn hoàn toàn không phải là căn bệnh “vô phương cứu chữa”. Để khắc phục triệt để, mẹ cần tìm hiểu được tận gốc và kịp thời xử lý những nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.
Nguyên nhân gây biếng ăn thường gặp ở trẻ
Để có chiến lược ứng phó kịp thời với chứng biếng ăn của trẻ, mẹ cần tìm hiểu rõ những nguyên nhân dưới đây:
Biếng ăn sinh lý
Trong độ tuổi phát triển, trẻ rất hiếu động, mải chơi và thích khám phá thế giới xung quanh. Nhiều khi vì vui chơi quá mà trẻ quên ăn. Các bữa ăn của trẻ không có giờ cố định, bố mẹ không tạo được thói quen ăn uống đúng giờ. Cho nên dễ gây ra việc trẻ quên bữa, biếng ăn.
Khẩu vị của thức ăn tác động rất nhiều đến vị giác của trẻ. Khi trẻ phải ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày hoặc cha mẹ cho con ăn cơm quá sớm khi răng của bé chưa sẵn sàng để nhai… Điều đó khiến trẻ không hào hứng mỗi khi đến bữa ăn.
Thiếu vi chất dinh dưỡng, nhất là nhóm khoáng chất (Kẽm, Selen…), Vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12…) và Lysine (nhóm acid amin thiết yếu). Cơ thể trẻ ngay lập tức bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, lười vận động, chán ăn. Do vậy, chức năng chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn bị giảm rõ rệt. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi 1-2 tuổi.
Xem thêm: Biếng ăn sinh lý là gì? Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ mẹ cần biết
Biếng ăn bệnh lý
Trẻ bị ốm dài ngày khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức khi vận động dẫn đến không có cảm giác đói, không muốn ăn. Nếu tình trạng kéo dài cơ thể phải chiến đấu với các cảm giác đau, khó chịu, nghẹt mũi…cảm giác chán ăn sẽ thành thói quen. Lâu ngày trở thành chứng biếng ăn ở trẻ rất khó thay đổi.
Trẻ biếng ăn vì đang bị những bệnh nhiễm trùng dẫn đến ức chế enzyme tiêu hóa hay gặp trong suy dinh dưỡng – thiếu máu – còi xương.
Các vấn đề về răng miệng như trẻ bị sốt mọc răng, sốt khi viêm lợi. Lúc này, cảm giác đau đớn sẽ hạn chế việc nhai nghiền thức ăn, đôi khi khiến trẻ cáu gắt và phản ứng tiêu cực hơn với việc ăn uống.
Tham khảo thêm: Biếng ăn bệnh lý là gì? Cách nhận biết trẻ biếng ăn bệnh lý
Biếng ăn tâm lý
Trẻ bị ép ăn quá nhiều dẫn đến sợ ăn. Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con nhỏ, thiếu tinh tế để nhận biết các sở thích và thói quen ăn uống của con. Dẫn đến trẻ luôn có cảm giác bị ép ăn, bị quát mắng, cảm giác tiêu cực xuất hiện nhiều trong mỗi bữa ăn. Khiến trẻ sợ hãi, lo lắng, tức giận và phản ứng gay gắt của trẻ khi ăn.
Cho trẻ ăn vặt quá nhiều. Khi dạ dày của trẻ đã được lấp đầy bởi đồ ăn vặt thì việc ăn bữa chính sẽ trở nên khó khăn. Cảm giác no giả sẽ khiến trẻ không hứng thú với món ăn. Đồng thời mất đi cảm giác ngon miệng với thực phẩm dinh dưỡng và lâu ngày trẻ sẽ trở nên biếng ăn.
Gợi ý: Trẻ biếng ăn tâm lý – Có phải mẹ đã chăm sóc con sai cách?
Bỏ túi 3 cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả
Biếng ăn là gì? Trẻ biếng ăn phải làm sao? 3 nguyên tắc dưới đây sẽ giúp mẹ “giải mãi” nhanh chóng bài toán khó này nhé!
Từ bỏ tư tưởng nhồi nhét, ép trẻ ăn bằng mọi cách
Khi thấy trẻ chán ăn hay ăn ít hơn những trẻ cùng trang lứa. Bố mẹ thường lo lắng, cuống quýt tìm đủ mọi cách để ép trẻ ăn nhiều hơn như cho trẻ xem điện thoại, bế đi ăn rong, vừa ăn vừa chơi… Tuy nhiên, không biết rằng những phương pháp này sẽ khiến tình trạng biếng ăn ở trẻ trở nên trầm trọng hơn.
Bố mẹ hãy bình tĩnh! Dù con bạn ăn ít hơn con nhà người ta nhưng bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng. Để chấm dứt cuộc chiến bên bàn ăn, hãy để trẻ có quyền quyết định ăn gì và ăn bao nhiêu. Thay vì ép trẻ ăn sạch sành sanh món mà bố mẹ cho là bổ dưỡng. Hãy dẹp bỏ bát cơm đầy ú ụ sang một bên và bày ra trước mắt trẻ là một bữa ăn vừa đủ và hấp dẫn. Với một chút xíu cơm, một miếng thịt nho nhỏ, một ít rau củ quả đầy màu sắc. Mẹ sẽ thấy thái độ của trẻ với bữa ăn khác đi rất nhiều.
Đừng ép bé ăn những món mà bé không thích. Nếu trẻ không thích ăn thịt, hãy thay bằng cà, trứng… Nếu bé sợ ăn rau thay vì bực bội hãy cho trẻ ăn thêm trái cây.
Tạo cảm hứng để trẻ ăn nhiều hơn
Mẹ đang loay hoay tìm cách trị biếng ăn ở trẻ thì đừng bỏ qua nguyên tắc này.
Lựa chọn cho trẻ những bộ bát, đĩa, thìa, đủ màu sắc rực rỡ với hình ảnh đáng yêu, ngộ nghĩnh để kích thích trẻ hứng thú hơn với những bữa ăn.
Với các bé lớn hãy để bé tham gia cùng mẹ chuẩn bị bữa ăn theo sở thích của bé. Trước khi nấu mẹ hãy thử hỏi bé: “Hôm nay con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mẹ có thể làm để bé lựa chọn. Hãy thử lắng nghe ý kiến của bé mẹ nhé!
Mẹ hãy dành một chút thời gian và tình yêu của mẹ vào từng bữa ăn của bé. Trang trí bữa ăn của bé thật hấp dẫn, bắt mắt với hình thù ngộ nghĩnh, đa dạng màu sắc. Để bé cảm nhận mỗi bữa ăn là một tiết học thú vị về màu sắc, con vật, đồ vật, thế giới xung quanh…
Chú ý quan sát khi nào trẻ thường cảm thấy đói. Sau đó hãy tập cho bé ăn vào những giờ ăn cố định để tạo nếp sinh hoạt khoa học cho trẻ.
Khi “khởi động” bữa ăn, bố mẹ có thể ăn thử trước món đó một cách ngon miệng và xuýt xoa khen ngon để kích thích sự tò mò và tạo cảm hứng ăn uống cho bé.
Bố mẹ có thể cho bé ngồi vào bàn ăn. Cho bé ăn cùng gia đình, vừa tạo không khí vui vẻ khuyến khích bé ăn nhiều vừa tạo cho bé tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ.
Khi trẻ đã 2-3 tuổi, hãy để trẻ tự xúc ăn, giúp trẻ phát huy bản năng sinh tồn vốn có của mình. Đồng thời, tạo cơ hội để trẻ có thể tự chủ trong việc ăn uống. Làm như vậy vừa giúp trẻ rèn luyện tính độc lập ngay từ những năm tháng đầu đời, vừa để trẻ thấy được rằng việc ăn uống là niềm vui chứ không phải vì bố mẹ.
Tránh để bé xem tivi hoặc nghịch điện thoại, chơi đồ chơi trong giờ ăn làm phân tán sự tập trung của trẻ vào việc ăn. Mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài khoảng 20-30 phút, vừa giúp thiết lập thói quen, vừa đảm bảo thức ăn không bị nguội, kém hấp dẫn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ
Để trị biếng ăn ở trẻ, giúp trẻ có cảm giác thèm ăn. Mẹ cần xây dựng thực đơn khoa học đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Cần cân bằng đủ 4 nhóm dưỡng chất: Tinh bột – chất đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên mẹ cũng cần chú ý đến khâu chế biến, bảo quản đúng cách để không làm hao hụt dưỡng chất.
Mẹ hãy quan tâm đến tính đa dạng thực đơn hàng ngày của trẻ. Đây là một trong các cách trị biếng ăn ở trẻ mẹ cần ghi nhớ. Mẹ cần chịu khó đổi thực đơn cũng như học cách chế biến những món ăn mới từ những nguyên liệu cũ. Đồng thời, hãy chú ý đến hương vị, màu sắc, độ dinh dưỡng để kích thích sự thèm ăn của bé.
Nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hệ tiêu hóa không bị quá tải và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Mẹ cần dựa vào giai đoạn phát triển, tình trạng sức khỏe của trẻ để lựa chọn cách chế biến thức ăn phù hợp. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng đến sền sệt rồi mới đến đặc. Khi trẻ đang mọc răng hoặc bị ốm, mẹ nên chế biến đồ ăn ở dạng mềm, lỏng giúp trẻ dễ ăn và dễ hấp thu.
Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính. Một gói bim bim, vài cái kẹo hay một hộp sữa tưởng như không là gì cả nhưng lại gây cảm giác “no giả ”. Khiến trẻ thờ ơ với bữa ăn chính mặc dù thực chất là trẻ vẫn đói và vẫn bị thiếu dinh dưỡng.
Với những nguyên tắc trên, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ xua tan được nỗi lo con biếng ăn, hấp thu kém, chuẩn bị nền tảng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.