Bé 8 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ trở thành vấn đề được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Đối với trẻ 8 tháng tuổi, mẹ nên cho con ăn đúng và đủ để bé phát triển một cách toàn diện.
Tham khảo thêm: trẻ 8 tháng biếng ăn phải làm sao?
Trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Trong giai đoạn trẻ 8 tháng tuổi, bố mẹ nên tăng lượng protein, các chất đạm, chất béo và vitamin cần thiết… Đây là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của bé. Tuy nhiên, để chuẩn bị cho bé một thực đơn ăn dặm khoa học thì việc nắm rõ trẻ 8 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ cũng rất cần thiết. Chỉ khi mẹ nắm bắt được điều này thì mới có thể đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng cho bé.
Trẻ 8 tháng tuổi cần ăn bao nhiêu sữa và tinh bột?
Tinh bột cho trẻ giai đoạn này bao gồm bột ăn dặm và các loại đậu. Với bột, mẹ nên sử dụng cho bữa chính, tương đương với 3-4 thìa bột khô mịn. Với đậu, mẹ có thể thêm vài thìa nhỏ loại nguyên liệu này để tăng cường protein trong mỗi bữa ăn.
Bên cạnh tinh bột ăn dặm, sữa không thể thiếu đối với trẻ 8 tháng tuổi trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Sữa gồm có sữa mẹ, sữa công thức, sữa chua và phô mai. Mỗi ngày 1 phần, ½ cốc sữa chua hoặc 1/3 miếng phô mai. Tất nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn năng lượng chính dành cho trẻ.
Trẻ 8 tháng ăn dặm mấy bữa sữa? Trẻ 8 tháng tuổi cần được 5 – 6 cữ sữa mỗi ngày. Lúc bé lười bú, có thể bé đã no, phụ huynh cần giảm lượng thức ăn hoặc giảm sữa bột để bé bú đủ lượng sữa cần thiết.
Trẻ 8 tháng nên ăn bao nhiêu thịt là đủ?
Trả lời câu hỏi “trẻ 8 tháng ăn dặm mấy bữa là đủ”, các chuyên gia khuyên bố mẹ cũng nên chú ý đến lượng thịt cung cấp cho bé. Bố mẹ nên lựa chọn các loại thịt nạc chứa nhiều chất đạm, béo, giàu protein như: thịt lợn, bò, gà…
Khi chế biến thực phẩm giàu đạm này, mẹ chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ khoảng 5 gram. Sau đó, băm thật nhỏ hoặc xay nhỏ. Trộn với rau và tinh bột nấu cho bé. Lúc cho bé ăn, mẹ nên đút từ từ để bé kịp thích ứng với thức ăn lạ. Nếu bé ăn ngon miệng và thích nghi tốt, mẹ có thể tăng thêm 3-5 gram thịt trong khẩu phần ăn của bé.
Mẹ cần lưu ý: Đối với những trẻ có biểu hiện phản ứng với sữa bò trước đó thì mẹ không nên dùng loại thịt này để chế biến cho con ăn. Ngoài ra, khi bé sử dụng loại thịt nào mà có dấu hiệu dị ứng như: nôn mửa, nổi mẩn đỏ thì mẹ cần loại bỏ ngay khỏi thực đơn. Nếu tình trạng dị ứng thực phẩm tươi sống kéo dài, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để điều trị.
Các loại hải sản tươi sống
Bàn về bé 8 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ không thể không nhắc đến lượng cá cần cung cấp cho cơ thể bé. Trong cá chứa rất nhiều protein, flo, phốt pho, I ốt giúp tác động tốt vớisự phát triển của trẻ. Hơn nữa, cá là loại thực phẩm có thịt mềm, dễ tiêu hóa và protein cũng dễ hấp thụ hơn so với các loại thịt.
Mẹ không nên lạm dụng cá để chế biến thức ăn cho bé. Chỉ nên chế biến cho bé 8 tháng tuổi sau khi đã cho bé sử dụng các loại thịt trước đó một thời gian. Bởi cá rất dễ gây dị ứng cho làn da nhạy cảm của con nhỏ. Vì vậy, bố mẹ chỉ nên cho ½ muỗng cá nghiền nhỏ, kết hợp vào bột ăn dặm của con thôi nhé!
Trứng và các loại rau, củ, quả
Trứng là nguyên liệu cung cấp protein cho bé. Do đó, mẹ không thể bỏ qua trứng trong thực đơn ăn dặm của bé. Tuy nhiên, mẹ cần nắm rõ với loại thực phẩm này thì trẻ 8 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ để cân bằng dinh dưỡng cho con. Khi mới cho bé dùng trứng, mẹ chỉ nên dùng 1/8 lòng đỏ trộn vào bột của con và tăng dần vào thời gian sau đó. Tuy nhiên, mẹ cũng nên theo dõi bé khi dùng loại thực phẩm này để kịp thời xử lý trong trường hợp cơ thể bé không thích ứng được.
Không riêng gì trứng, thịt, cá mà các loại thực phẩm xanh cũng là nguồn dinh dưỡng khá dồi dào cho bé. Rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin A, C. Mẹ cho bé dùng 1- 4 muỗng rau củ quả đã băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn mỗi ngày.
Bé 8 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Khi trẻ được 8 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn là sữa. Đối với các bé uống sữa bột, mẹ cần giảm lượng sữa xuống còn khoảng 5 bữa/ ngày. Lượng thức ăn dặm giờ đây chiếm từ 60 đến 70% lượng thực phẩm/ ngày của bé. Hầu hết trẻ bắt đầu chuyển sang 2 bữa ăn dặm/ ngày.
Vì tháng thứ 8, phần lớn các bé đã ngồi vững. Cho nên cơ lưỡi của bé không những có thể di chuyển thành thạo từ trước ra sau và ngược lại, mà còn di chuyển lên xuống một cách linh hoạt.Các bé đã nuốt tốt hơn và đang trong quá trình tập nhau nhiều loại thức ăn đa dạng.
Lịch ăn dặm cho bé 8 tháng mẹ cần lưu ý
Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Giữa buổi sáng: Ăn sữa
Buổi trưa: Ăn dặm
Giữa chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Buổi tối: Ăn dặm
Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
Khi bé đã ăn 2 bữa, mẹ cần lưu ý đến chất lượng bữa ăn. Bởi nó chiếm phần quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho bé bên cạnh sữa. Cho bé ăn 2 cữ sao cho thuận tiện với sinh hoạt gia đình nhưng nên giữ đúng giờ giấc bé đã quen.
Ở một số trẻ bắt đầu ăn dặm muộn thì mẹ có thể chỉ cho bé ăn ngày một bữa cũng không sao. Quan trọng thái độ ăn của con và trẻ có hứng thú với việc ăn dặm hay không. Mẹ nên quan sát khả năng nhai nuốt của bé để chế biến đồ ăn sao cho phù hợp.
Cho trẻ 8 tháng ăn dặm như thế nào?
Trẻ 8 tháng ăn dặm như thế nào? Sau đây là một số nguyên tắc mẹ chú ý khi cho bé ăn dặm.
Cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều
Thời gian đầu khi trẻ ăn dặm, cha mẹ cần tập trung cho bé ăn từng chút một. Sau đó, tăng dần lượng ăn để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen và thích nghi với từng loại thức ăn. Bé 8 tháng có thể ăn 2 bữa/ ngày và thêm bữa phụ như hoa quả, váng sữa, sữa chua…
Cho bé ăn từ dạng lỏng đến đặc
Nên cho trẻ ăn cháo loãng từ 2 – 3 ngày, sau đó tăng dần độ đặc lên. Tăng dần độ thô, từ cháo rây đến cháo nguyên hạt, cơm nát… Điều này giúp trẻ có thể nhanh chóng ăn được các loại thực phẩm như người lớn. Trẻ 8 tháng bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Mẹ có thể cho con bé ăn những loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt.
Chế biến đồ ăn dặm đa dạng, đủ dưỡng chất
Thời gian đầu, trẻ tập ăn chỉ nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo và rau, củ, quả. Tuy nhiên, từ 9-11 tháng cần cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thức ăn: gạo, thịt, trứng, cá, rau, củ… Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả để bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé 8 tháng, cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng bởi hệ tiêu hóa của trẻ con yếu dễ bị vi khuẩn tấn công.
Tóm lại, trẻ 8 tháng tuổi cần được xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Mẹ có thể linh động các món ăn trong tuần theo nhu cầu và sở thích của bé để tạo sự hứng thú trong bữa ăn của trẻ.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng – nỗi lo không của riêng ai