Dựa vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh, mẹ sẽ biết bé yêu của mình có đang phát triển bình thường hay không. Ngoài ra, bài viết sẽ bật mí một số thông tin thú vị về chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh trong các giai đoạn nên mẹ đừng bỏ lỡ nhé!
Lưu ý khi đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
Để đo chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn xác, mẹ cần lựa chọn thời điểm thích hợp và đừng quên những lưu ý dưới đây:
- Nên đo chiều cao, cân nặng của bé vào buổi sáng. Đây là thời điểm cho kết quả về chiều cao cân nặng chính xác nhất.
- Trong giai đoạn từ 0 – 12 tháng, khi đo chiều cao cho bé, mẹ nên đặt bé ở tư thế nằm ngửa.
- Mẹ nên chờ bé đi vệ sinh xong rồi mới kiểm tra cân nặng.
- Nhớ trừ đi trọng lượng của tã và quần áo mà con đang mặc.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh 0 – 12 tháng tuổi
Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên kiểm tra chỉ số tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của bé đến hết 12 tháng thật chặt chẽ. Nếu trẻ nằm trong nhóm có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân, mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Gợi ý:
Những điều bất ngờ thú vị về chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
- Trong 4 ngày đầu sau sinh, cân nặng của bé giảm khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên nhân là do bé bị mất nước và mất dịch khi đi tiểu, đi ngoài. Cân nặng của bé sẽ trở về mốc ban đầu khi được 2 tuần tuổi.
- Khi được 6 tháng tuổi, cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi khi vừa chào đời.
- Bé trai có xu hướng nặng cân hơn bé gái trong khoảng thời gian từ 0-12 tháng tuổi.
- Trong năm đầu tiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của bé rất nhanh. Sau đó sẽ chậm dần lại trong năm thứ 2 và thứ 3.
- Trẻ bú sữa công thức và sữa mẹ có mức tăng trưởng chiều cao cân nặng khác nhau. Trẻ uống sữa công thức trong thời gian từ tháng thứ 4 đến thứ 6 trở đi có mức tăng trưởng nhanh hơn trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sữa mẹ không tốt bằng sữa công thức.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh
- Thời gian mang thai: Bé sinh đủ ngày đủ tháng sẽ lớn hơn bé sinh non. Vì vậy, những bé sinh non luôn cần chế độ chăm sóc đặc biệt để đảm bảo phát triển bình thường sau này.
- Thể chất của cha mẹ: Yếu tố di truyền từ cha mẹ quyết định 23% vóc dáng của trẻ. Bởi vậy, mẹ có thể trạng cao lớn sẽ sinh con lớn hơn tiêu chuẩn trung bình và ngược lại.
- Song sinh: Mẹ mang thai đôi, thai ba… thường sinh con tương đối nhỏ. Các bé phải chia sẻ không gian phát triển và dinh dưỡng cung cấp qua nhau thai nên sẽ nhỏ và yếu hơn.
- Thứ tự sinh: Con đầu lòng thường có xu hướng nhỏ hơn so với các bé sinh sau.
- Giới tính của bé: Bé trai thường có chiều cao và cân nặng lớn hơn bé gái.
- Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ: Mẹ bị stress, mắc bệnh hoặc thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.
- Dinh dưỡng trong quá trình mang thai: Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu nghèo nàn, thiếu chất sẽ khiến thai nhi không được phát triển tối ưu.
- Sức khỏe thai nhi: Nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh hay một số yếu tố sức khỏe khác sẽ làm ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh.
Bí quyết giúp trẻ sơ sinh tăng cân và chiều cao nhanh
Đảm bảo cho bé ngủ đúng và đủ giấc
Trẻ sơ sinh có mức độ tăng trưởng chiều cao cân nặng nhanh chóng là nhờ giấc ngủ. Tức là trẻ lớn lên trong khi ngủ. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo để trẻ sơ sinh được ngủ đủ từ 16-18 tiếng mỗi ngày. Bé chỉ thức khi ăn và đi vệ sinh.
Nhiều mẹ cố gắng rèn cho trẻ sơ sinh thói quen ngủ ít vào ban ngày để bé ngủ thẳng giấc vào ban đêm. Thực tế, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trẻ sơ sinh bị thiếu ngủ sẽ thường xuyên quấy khóc, khó chịu và chậm phát triển.
Thời gian ngủ của bé sẽ giảm dần theo tháng tuổi nhưng mẹ vẫn cần đảm bảo cho bé ngủ đúng và đủ giấc. Mẹ nên cho bé ngủ sớm để đạt được sự tăng trưởng tối ưu. Thức quá muộn sẽ làm cho tuyến yên của trẻ không tiết ra hormone tăng trưởng khiến bé chậm lớn, chậm tăng cân.
Cho bé bú đúng cách
Chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách mẹ cho bé bú. Trong suốt 6 tháng đầu đời, nguồn thức ăn duy nhất của trẻ chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Vì vậy, mẹ cần cho bé bú đủ lượng và đủ cữ trong ngày. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 giờ. Nếu trẻ ngủ quá say, mẹ vẫn nên đánh thức con dậy và cho con bú đúng cữ.
Ngoài việc cho bé bú đủ lượng, mẹ cần cho con bú đúng cách để con nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Sữa mẹ tiết ra lúc đầu sẽ khác với sữa cuối. Sữa đầu thường loãng hơn để giúp bé đỡ khát, sữa cuối cung cấp nhiều chất béo hơn. Để bé tăng trưởng chiều cao và cân nặng tốt, mẹ cần duy trì thời gian cho bé bú đủ lâu. Như vậy, bé mới nhận được nhiều chất béo từ sữa cuối.
Mẹ nên cho bé bú hết bên vú này rồi mới chuyển sang vú khác, tránh chỉ bú một chút đã đổi bên khiến bé không nhận được dòng sữa đồng đều.
Cho bé ăn dặm khoa học
Bé 6 tháng tuổi cần được bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm. Dù cho ăn dặm theo phương pháp truyền thống, phương pháp BLW hay ăn dặm kiểu Nhật thì mẹ vẫn cần đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ dinh dưỡng. Thực đơn mỗi bữa của bé phải cân bằng 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ.
Khuyến khích bé vận động
Vận động nhiều sẽ giúp bé mau cảm thấy đói và giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả. Từ đó tăng trưởng chiều cao và cân nặng nhanh hơn.
Massage cho trẻ sơ sinh
Ngoài tác dụng làm cho trẻ sơ sinh thư giãn, đi vào giấc ngủ ngon lành, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng được các nhà nghiên cứu khuyến khích vì tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân thôi!
Hy vọng thông tin về bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh do Appetito tổng hợp sẽ giúp ích cho mẹ trong quá trình theo dõi sự tăng trưởng của con. Mẹ đừng quên áp dụng các bí quyết giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh được chia sẻ phía trên để giúp con đạt được mức tăng trưởng tối ưu nhé!