Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để đảm bảo cho bé phát triển thể chất, trí tuệ một cách toàn diện, không bị còi xương, suy dinh dưỡng? Đây là một trong những vấn đề đau đầu của nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia giải đáp về vấn đề này giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn và cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ hiệu quả nhất!
Có thể mẹ quan tâm: Nên làm gì khi trẻ biếng ăn?
Trẻ biếng ăn và những hệ lụy khôn lường
Trẻ biếng ăn có biểu hiện như thế nào?
Trẻ từ 0-6 tháng: Lượng bú của trẻ dưới 500ml/ngày. Đồng thời, trẻ có những dấu hiệu của việc bú không đủ lượng sữa (ngủ không đủ giấc, nước tiểu vàng, thường xuyên quấy khóc…)
Trẻ từ 6-12 tháng: Trẻ hầu như không ăn dặm. Bữa ăn kéo dài trên 30 phút. Trẻ thích nhè thức ăn hơn nuốt. Trẻ sợ ăn dặm, khóc lóc mỗi khi nhìn thấy đồ ăn.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên: Trẻ thích uống sữa, không chịu ăn dặm, bữa ăn kéo dài đến hàng tiếng đồng hồ. Trẻ hầu như không ăn hoặc ăn ít hơn ¾ so với lượng ăn cần thiết hàng ngày. Trẻ không biết nhai, cần phải có đi vi, đi ăn rong, được dỗ dành, nịnh nọt mới chịu ăn.
Biếng ăn gây hậu quả gì đối với sức khỏe của trẻ?
Các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam khuyến cáo, trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ để lại những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Thiếu hụt dưỡng chất, tăng trưởng kém
Biếng ăn khiến trẻ không được bổ sung đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cho sự phát triển cơ thể. Hậu quả đầu tiên đó là trẻ trở nên còi cọc, thiếu cân, thấp lùn hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Trẻ dễ gặp tình trạng như khô mắt, khô tóc, phù nề, thiếu máu, rối loạn tăng trưởng.
Hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh
Ăn không đủ chất sẽ khiến cơ thể trẻ không phòng chống bệnh tật một cách tốt nhất. Trẻ ốm yếu dễ tạo điều kiện cho các bệnh như viêm họng, cảm cúm, tiêu chảy và các bệnh lý nhiễm trùng khác tấn công. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch yếu cũng làm chậm sự hồi phục sức khỏe sau khi trẻ khỏi bệnh.
Ảnh hưởng đến phát triển trí não
Dinh dưỡng rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo omega-3, DHA, Protein… sẽ khiến não bộ trẻ hoạt động kém hiệu quả hơn. Việc này sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, tư duy kém, giảm khả năng tập trung.
Phản ứng về mặt cảm xúc chậm chạp
Trẻ biếng ăn thiếu cân bằng dưỡng chất sẽ thường ngại vận động, không thích nô đùa. Lâu ngày khiến trẻ thêm chậm chạp, không hòa nhập, tách biệt khỏi môi trường xung quanh. Điều này dễ dẫn đến trẻ bị tự kỷ hay trầm cảm.
Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Những vi chất mẹ không nên bỏ qua khi bổ sung cho trẻ
Khi trẻ biếng ăn, cơ thể sẽ bị thiếu hụt một số dưỡng chất cần thiết. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ càng chán ăn hơn, có thể dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, còi xương chậm lớn và mắc các bệnh lý về đường hô hấp… Vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Dưới đây là một số vi chất mẹ cần bổ sung ngay cho trẻ.
Các vitamin nhóm B
Tất cả các vitamin nhóm B sẽ giúp chuyển hóa carbohydrat thành glucose mà cơ thể cần sản sinh năng lượng. Bên cạnh đó, vitamin B còn giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein. Vitamin B là vi chất rất quan trọng đối với sức khỏe của gan, tóc, mắt, da. Đặc biệt, vitamin B còn giúp hệ thần kinh và não bộ thực hiện chức năng.
Tất cả các nhóm vitamin B đều tan trong nước, điều này có nghĩa cơ thể không dự trữ và cơ thể cần được bổ sung vitamin B mỗi ngày từ nguồn thức ăn, thực phẩm bổ sung.
Một số thực phẩm cần thiết cung cấp vitamin B trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn đó là: Chuối, thịt lợn, các loại rau lá xanh đậm, măng tây, các loại hạt, trứng gà, bột yến mạch…
Kẽm
Kẽm là một trong những vi chất đứng đầu bảng mẹ cần bổ sung ngay khi trẻ biếng ăn kéo dài. Kẽm có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp chất đạm của cơ thể, giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ dưỡng chất một cách tối đa.
Để bổ sung kẽm cho trẻ, mẹ nên sử dụng một số thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, tôm, cua, lòng đỏ trứng gà, hàu… trong bữa ăn của trẻ.
Sắt
Nếu không được cung cấp đủ sắt, cơ thể sẽ không tạo ra hemoglobin và hồng cầu. Điều này có nghĩa là các mô và cơ không nhận được đủ lượng oxy cần thiết. Trẻ biếng ăn thường bị thiếu máu do thiếu sắt nghiêm trọng.
Thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ mẹ không nên bỏ qua đó là: thịt bò, thịt heo, đậu phụ, hải sản, những loại rau ăn lá màu xanh như rau ngót, mồng tơi, cải bó xôi, ngũ cốc nguyên hạt…
Probiotic
Phần lớn trẻ biếng ăn đều gặp phải các triệu chứng táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng và các dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa khác. Probitic là nguồn bổ sung lợi khuẩn rất tốt đối với hệ tiêu hóa đường ruột của trẻ. Sữa chua chắc chắn là món ăn bổ sung probiotic tốt nhất dành cho trẻ mà mẹ nên bổ sung hàng ngày.
Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi và tiếp nhận thông tin của não bộ. Chính vì vậy, nó hỗ trợ não bộ thực hiện tốt chức năng của mình và cải thiện tâm trạng của trẻ. Mẹ hãy nhớ trẻ biếng ăn có thể xuất phát từ nguyên nhân tâm lý không ổn định. Một số thực phẩm giàu omega-3 trong chế độ dinh dưỡng của trẻ biếng ăn là cá hồi, cá thu, hàu…
Canxi và vitamin D
Như các mẹ đã biết, canxi và vitamin D luôn là bộ đôi song hành cùng nhau bởi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn. Canxi là khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự chắc khỏe của hệ xương ở trẻ. Trẻ biếng ăn sẽ không nhận đủ lượng canxi nên thường còi cọc, rất dễ bị loãng xương hay gãy xương.
Mẹ có thể bổ sung canxi và vitamin D từ sữa, sữa chua, váng sữa, phô mai. Đặc biệt, đừng quên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cơ thể trẻ hấp thụ vitamin D mẹ nhé!
Chất xơ
Chất xơ có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Bởi chất xơ giúp cân bằng và phát triển lợi khuẩn, chuyển hóa thức ăn và tạo cảm giác ngon miệng cho bé.
Khẩu phần ăn cho trẻ cần cung cấp đầy đủ chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn chặn bệnh tim mạch và nguy cơ tiểu đường ở tuổi vị thành niên. Đồng thời, bổ sung chất xơ còn giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng, hỗ trợ nhu động ruột và ngăn chặn tình trạng táo bón ở trẻ.
Để bổ sung chất xơ cho trẻ, mẹ có thể tìm đến những thực phẩm như: các loại bánh mì, ngũ cốc nguyên cám, trái cây như táo, cam, chuối, lê, mận…; rau củ quả như các loại đậu, bông cải xanh, cải bó xôi hay bông atiso, các loại hạt như óc chó, hạt điều, hạnh nhân…
Lysine
Lysine là một trong 12 axit amin rất cần thiết đối với cơ thể. Lysine là thành phần của nhiều loại protein, giúp duy trì hệ miễn dịch, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng. Ngoài ra, Lysine còn giúp cơ thể hấp thụ và duy trì canxi, hạn chế bài tiết canxi ra ngoài nên giúp trẻ tăng chiều cao, phòng ngừa còi xương, loãng xương.
Để cung cấp đủ lysine cho trẻ trong thực đơn hàng ngày mẹ nên bổ sung các thực phẩm như thịt, cá, sữa đậu nành… Mẹ lưu ý khi chế biến cần thực hiện đúng cách để tránh bị mất chất dinh dưỡng trong các loại thực phẩm này.
Kali
Kali có tác dụng giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp cho cơ thể chúng ta duy trì hoạt động bình thường. Đặc biệt là hệ tim mạch, cơ bắp, hệ tiêu hóa… Khi bị thiếu Kali, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng…, khiến cơ thể trẻ suy nhược, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mẹ có thể bổ sung Kali cho trẻ thông qua một số loại thực phẩm như: táo, chuối, đu đủ, cá, sò biển, sữa chua, ngũ cốc… Tuy nhiên, cần lưu ý việc nấu chín trong nước sẽ làm giảm 50-70% lượng kali trong thực phẩm. Chính vì vậy, mẹ có thể làm chín bằng hơi, ăn sống giúp trẻ hấp thụ kali tối đa.
Selen
Nhắc đến Selen, mẹ cần ghi nhớ vai trò quan trọng của chất này trong việc bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại của gốc tự do, ngăn chặn những rối loạn chuyển hóa. Đây cũng là vi chất giúp tổng hợp hormone tuyến giáp, cải thiện chức năng tim mạch, hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư…
Vậy trẻ biếng ăn nên bổ sung gì? Tất nhiên là không thể thiếu Selen. Mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm chứa lượng Selen dồi dào như cá thu, cá hồi, cá mòi, sò, điệp, tôm, ngũ cốc nguyên hạt, lòng đỏ trứng… Mỗi ngày cơ thể chỉ cần 0,05-0,10mg selen. Việc tiêu thụ quá nhiều Selen có thể gây độc hại cho cơ thể. Ngoài ra, mẹ cần chú ý, selen dễ bị phá hủy khi thực phẩm được tinh chế hoặc qua chế biến nhiều công đoạn.
Những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi bổ sung vi chất cho trẻ biếng ăn
- Mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn là do tâm lý, bệnh lý hay cơ thể trẻ thiếu các vi chất trên. Đối với trẻ biếng ăn tâm lý, mẹ chỉ quan tâm xem xét mọi góc độ tâm lý của trẻ để biết trẻ đang cần gì trong bữa ăn, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp. Đối với trẻ biếng ăn bệnh lý mẹ cần tìm giải pháp chữa hết bệnh thì mới khắc phục được chứng biếng ăn ở trẻ. Còn với trường hợp trẻ biếng ăn do thiếu vi chất mẹ chỉ cần bổ sung đủ vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu.
- Khi bổ sung vi chất cho trẻ, mẹ cần ghi nhớ bổ sung đúng liều lượng theo từng độ tuổi. Bởi nếu bổ sung thiếu hay thừa đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
- Nên ưu tiên bổ sung vi chất từ thực phẩm. Mẹ cần lưu ý khi chế biến thực phẩm cho trẻ: rau bị héo, trái cây không còn tươi, gạo xay xát quá kỹ, thức ăn lấu quá lâu… cũng sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin và khoáng chất.
- Trong trường hợp trẻ hấp thụ không tốt thì mẹ có thể sử dụng sản phẩm bổ sung từ thảo dược cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Đối với trẻ biếng ăn kéo dài, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc bổ, tăng liều… sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài bổ sung vi chất, cha mẹ nên làm gì khi con biếng ăn?
Bên cạnh việc bổ sung vi chất cho trẻ, mẹ có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây giúp trẻ ăn ngon miệng hơn:
Tuyệt đối không ép trẻ ăn
Trẻ chỉ thèm ăn, muốn ăn khi thực sự đói. Mẹ không nhất thiết phải ép trẻ ăn đủ 3 bữa/ngày và mỗi bữa 1-2 bát cơm. Nếu trẻ có dấu hiệu biếng ăn không phải do bệnh lý thì mẹ hãy để kệ bé, đừng cố gượng ép hay dọa nạt bé.
Khi bé đói, bé sẽ chủ động đòi mẹ cho ăn và tự ăn không cần sự giúp đỡ (đối với trẻ tự xúc ăn được).
Bữa ăn không kéo dài quá 30 phút
Khi trẻ ăn, mẹ nên động viên và khen ngợi con hoặc có thể treo phần thưởng như cho con đi công viên, mua cặp sách mới… giúp trẻ có động lực, ăn được nhiều hơn và ăn nhanh hơn.
Khuyến khích trẻ vận động
Thường xuyên vận động sẽ giúp bé khỏe, tiêu hóa thức ăn nhanh. Từ đó, bé có cảm giác thèm ăn hơn. Trẻ biếng ăn chậm lớn do ít hoạt động, thức ăn khó tiêu hóa.
Mẹ có thể khuyến khích bé chơi các môn thể thao như: đá bóng, đạp xe, bơi, học các lớp nhảy…
Trang trí món ăn bắt mắt, màu sắc dễ thương
Trẻ nhỏ hay bị thu hút bởi đồ có màu sắc, dễ thương. Món ăn được bày biện bắt mắt, màu sắc hài hòa khiến bé muốn ăn, kích thích bé thèm ăn hơn.
Cho trẻ cùng vào bếp
Mẹ có thể để con vào bếp cùng chế biến các món ăn với các bước như: nhặt rau, trộn rau củ quả, rửa rau, thịt… Hoạt động này sẽ giúp trẻ tò mò, thích ăn những món mình được chuẩn bị cùng mẹ.
Hạn chế cho trẻ ăn vặt
Ăn vặt nhiều trước bữa ăn sẽ tạo cảm giác no bụng giả. Mẹ nên tập thói quen cho trẻ không ăn vặt trước bữa cơm, giúp trẻ cảm thấy đói, muốn ăn và ăn được nhiều hơn.
Để trẻ ăn cùng gia đình
Để con ăn cùng bố mẹ sẽ giúp trẻ ăn nhanh hơn. Trẻ sẽ hứng thú với việc ăn uống thay vì phải ăn một mình.
Chia nhỏ khẩu phần ăn
Nếu trẻ biếng ăn do có vấn đề về sức khỏe, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một chút và nấu những thực phẩm dễ nuốt, dễ tiêu hóa cho bé như: cháo, súp, sinh tố…
Tạo bữa ăn vui vẻ cho trẻ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tâm lý vui vẻ, thoải mái sẽ giúp kích thích các tuyến tiêu hóa hoạt động tăng bài tiết men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Trong bữa ăn, trẻ được quan sát người lớn ăn uống, trò chuyện vui vẻ, sẽ kích thích sự thèm ăn của trẻ.
Tuy nhiên, mẹ cần tránh tuyệt đối những chiêu trò giúp trẻ ăn nhanh hơn như xem tivi, chơi đồ chơi. Những hoạt động này sẽ khiến trẻ kém tập trung vào bữa ăn. Đồng thời, hình thành nên thói quen xấu, trẻ sẽ quấy khóc không chịu ăn nếu không được xem tivi, chơi đồ chơi.
Bài viết trên đây đã cung cấp đủ những thông tin hữu ích giúp mẹ có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “trẻ biếng ăn nên bổ sung gì”. Những vi chất cần thiết cho trẻ biếng ăn là gì, cũng như nguyên tắc mẹ cần nhớ khi bổ sung vi chất cho trẻ. Để từ đó, giúp mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.
Appetito Bimbi – Bổ sung dưỡng chất thiết yếu, giúp trẻ ăn ngon tự nhiên
Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu dưỡng chất cho trẻ không phải là cách duy nhất để mẹ giúp con hết biếng ăn, phát triển khỏe mạnh. Một cách đơn giản hơn được các chuyên gia luôn khuyến khích mẹ áp dụng là dùng siro ăn ngon Appetito Bimbi.
Thành phần của Appetito Bimbi là các thảo dược thiên nhiên như dịch chiết xuất phấn hoa, dịch chiết mầm lúa mì, dịch chiết ngọn Centaury, dịch chiết rễ Long đởm vàng… nên rất an toàn cho sức khỏe cho trẻ em. Appetito Bimbi được dùng cho cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Appetito Bimbi không chỉ khiến trẻ hứng thú với những bữa ăn, cảm thấy ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn mà kích thích hoạt động của dạ dày, điều hòa nhu động ruột, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa. Đặc biệt, Appetito Bimbi sẽ giúp mẹ bổ sung đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ phát triển toàn diện. Đó là
- 22 Acid amin
- 18 loại vitamin (B1, B2, B5, B6, C, D, E, H…)
- 11 men tự nhiên, 27 nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Cu..)
Rõ ràng, bổ sung Appetito Bimbi cho con mỗi ngày là cách vô cùng đơn giản giúp mẹ không còn phải lo lắng về tình trạng trẻ biếng ăn bị thiếu chất. Không chỉ được giới chuyên môn đánh giá cao, Appetito Bimbi còn được hàng nghìn bà mẹ tin dùng cho con và đạt hiệu quả vượt trội, ngoài sự mong đợi.
Hãy lắng nghe những câu chuyện về con biếng ăn, con còi, thiếu chất TẠI ĐÂY.
Để tìm được giải pháp tốt nhất giúp con ăn ngoan, khỏe mạnh, mẹ hãy gọi ngay tới số hotline 0976807722 và lắng nghe những lời khuyên hữu ích từ chuyên gia!