Ăn dặm BLW là gì? Thực đơn mẫu ăn dặm bé chỉ huy của viện dinh dưỡng

Phương pháp ăn dặm BLW là một trong các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay. Ăn dặm BLW sẽ giúp bé chủ động và tự lập hơn trong ăn uống. Bài viết này sẽ giúp mẹ tìm hiểu và áp dụng ăn dặm kiểu BLW đúng cách cho con.

Phương pháp ăn dặm BLW là gì?

Ăn dặm BLW (baby led weaning) hay còn gọi là ăn dặm bé chỉ huy được hiểu đơn giản là để trẻ tự ăn mà không cần trợ giúp. Phương pháp ăn dặm này xuất phát từ châu Âu và châu Mỹ. Trẻ sẽ tự quyết định ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào.

Mẹ chỉ đóng vai trò là người chế biến thức ăn và dọn lên bàn cho trẻ. Trẻ sẽ tự bốc, xúc thức ăn, lựa chọn ăn gì trước, ăn gì sau. Điều đó có nghĩa, mẹ không được đút cho con ăn, không ép con ăn thêm và tôn trọng quyết định, sở thích ăn uống tự nhiên của con.

ăn dặm blw

Ăn dặm BLW đề cao tính tự lập trong ăn uống của trẻ (Nguồn ảnh: Internet)

Xem thêm: trẻ biếng ăn dặm nên làm gì

Ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm BLW

Ưu điểm phương pháp ăn dặm BLW

  • Tạo điều kiện cho trẻ khám phá mùi vị, dạng thức và màu sắc thức ăn riêng biệt.
  • Giúp bé phát triển kỹ năng phối hợp tay – mắt khéo léo.
  • Rèn luyện kỹ năng nhai cho trẻ rất tốt.
  • Trẻ được ăn theo nhu cầu và tạo được thói quen ăn uống tốt sau này.
  • Mẹ không tốn nhiều thời gian chế biến thức ăn cho con.

Nhược điểm phương pháp ăn dặm BLW

Khả năng vấp phải những phản đối từ quan niệm của các thế hệ đi trước rất cao. Bởi khi áp dụng phương pháp này, nhiều người sợ bé ăn thô sớm sẽ bị mắc nghẹn. Ngoài ra, thời gian đầu bé sẽ ăn được rất ít dẫn đến chậm tăng cân.

Mẹ sẽ mất thời gian dọn dẹp mỗi lần bé ăn xong. Vì bé có thể bôi lên khắp người và ném đồ ăn lung tung quanh nhà.

Độ tuổi có thể áp dụng phương pháp ăn dặm BLW?

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy:

  • Bé đã được 6 tháng tuổi. WHO khuyến cáo, mẹ nên chờ đến khi bé được 6 tháng để bắt đầu bổ sung thức ăn khác cho bé ngoài sữa.
  • Bé có thể giữ được đầu thẳng mà không cần sự hỗ trợ nào khác.
  • Bé biết nhặt đồ vật và đưa lên miệng.
  • Bé tỏ ra háo hức và đưa tay như muốn với lấy khi thấy người khác ăn.
  • Bé quấy khóc, đòi bú dù chưa đến cữ.

Tuy nhiên, một số bé 6 tháng tuổi vẫn chưa thực sự sẵn sàng với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Mẹ không nên vội vã mà hãy chờ đến giai đoạn thích hợp nhất nhé.

phương pháp ăn dặm BLW

Phương pháp ăn dặm BLW áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi (Nguồn ảnh: Internet)

Cần chuẩn bị gì khi cho bé ăn dặm BLW?

  • Ghế ăn

Để áp dụng phương pháp ăn dặm BLW, dụng cụ đầu tiên mẹ cần chuẩn bị đó là ghế ăn cho bé. Ngay từ bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ cần đặt bé ngồi ngay ngắn vào ghế ăn. Có như vậy, bé mới tự mình bốc đồ ăn trên khay được.

  • Yếm máng

Yếm máng rất tiện lợi cho bé ăn dặm kiểu BLW. Nó sẽ giúp “gom” đồ ăn bé đánh rơi vào một chỗ mà không bị vương vãi ra quần áo hay ghế.

  • Bát đĩa và các dụng cụ khác

Ngoài ra mẹ cần chuẩn bị thêm bát đĩa, khay, cốc uống nước và thìa dĩa cho bé ăn dặm.

Cấu trúc thức ăn đúng độ tuổi của ăn dặm BLW

Ở mỗi giai đoạn, mẹ cần cho bé ăn dặm với dạng thức khác nhau. Bởi cấu trúc răng lợi và kỹ năng cầm nắm của bé sẽ phát triển theo độ tuổi. Bé 6 tháng tuổi cần ăn thức ăn ở dạng nhuyễn và nhừ. Sau đó tăng dần độ thô để bé được rèn luyện kỹ năng nhai và cầm nắm.

Ăn dặm BLW sẽ bỏ qua cấu trúc dạng xay nhuyễn và bắt đầu ngày với dạng cà nát, dạng khối. Dưới đây là cấu trúc thức ăn cho bé ăn dặm BLW theo độ tuổi:

Trẻ 6-7 tháng tuổi

Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng như cơm nát (cơm nấu dẻo không quá sệt, cà nát bằng muỗng). Thịt/cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Kết hợp với cấu trúc dạng khối ngón tay (finger food) ở rau củ quả.

Theo viện dinh dưỡng Interior, Anh, vì phương pháp BLW là phương pháp bỏ qua cấu trúc pureed (dạng nghiền nhừ). Bởi vậy, trong 4-5 tuần đầu, mẹ nên lựa chọn những thực phẩm sau đây để đảm bảo cấu trúc thích hợp và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ:

  • Nhóm rau củ: bông cải xanh; đậu đũa, khoai tây, khoai lang, cà rốt, bí đỏ.
  • Nhóm quả trái cây: táo, bơ, chuối, xoài, lê
  • Nhóm đạm: lòng đỏ trứng, thịt bò hoặc heo
  • Nhóm tinh bột: gạo, nui mì
ăn dặm bé chỉ huy

Bé sẽ tự lựa chọn thức ăn và ăn theo cách mình muốn (Nguồn ảnh: Internet)

 Trẻ từ 8-12 tháng tuổi

Cấu trúc thức ăn nên chuyển sang Finger food và cơm/bún có thể xoa viên hoặc vẫn giữ cấu trúc Diced cà nát. Ngoài những thực phẩm ở giai đoạn trước, thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn dặm với đa dạng thực phẩm hơn:

  • Rau củ: cà chua bi, nấm, bắp cải, hành tây, cải thảo, ngô nếp, cà tím, rau lá, đậu.
  • Trái cây: một số hoa quả cứng hơn bằng cách cắt thành miếng nhỏ.
  • Tinh bột: cơm, miến, xôi…
  • Chất đạm: bò băm viên, tôm cua xé, mực hấp, lòng đỏ trứng…

Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng Anh về cấu trúc ăn của  trẻ

  • Cho bé ăn thịt heo/bò ở tuần thứ 2 ăn dặm BLW
  • Cấu trúc Finger food có thể biến tấu tạo cảm giác giòn từ cá chiên, tôm chiên, khoai chiên (không dùng bánh snack). Cấu trúc biến tấu này sẽ giúp trẻ ăn BLW tập trung và thích nhai hơn bởi nó tạo cảm giác giòn và nghe vui tai khi cắn. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng và chỉ cho bé ăn 1 bữa/ngày (nếu ăn ngày 2 hoặc 3 bữa).

Thực đơn ăn dặm BLW

Lịch ăn dặm cho bé theo phương pháp BLW

Thời gian Loại bữa
5 – 6 giờ Bú sữa theo nhu cầu
8 giờ Cữ chính thứ nhất
9h30 Cữ phụ thứ nhất
11h30 Cữ chính thứ hai
Sau ngủ trưa Bú sữa theo nhu cầu
15h30 Ăn cữ phụ thứ hai
17h30-18h Cữ chính thứ ba
Sau 18h Bú sữa theo nhu cầu

Lưu ý về số lượng bữa ăn dặm của bé

Không có quy định nào về số lượng bữa ăn dặm BLW cho bé. Tùy theo nhu cầu và sự hứng thú của con mà mẹ có thể điều chỉnh số bữa ăn:

  • Nếu số bữa chính và phụ >3, thì chỉ cần một lượng nhỏ thức ăn mỗi bữa.
  • Nếu số bữa chính và phụ <3, cần chú trọng lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng trái cây, đủ lượng protein và sắt.
  • Nếu số bữa chính và phụ <2 thì chú trọng chọn thức ăn giàu năng lượng, có thể kết hợp đút muỗng.
  • Nếu số bữa chính và phụ =1 hoặc bé không hứng thú với bữa ăn thì nên chuyển bữa BLW sang cữ trưa, 2 bữa còn lại đút muỗng.

Nếu cha mẹ có thời gian, hãy tăng số lượng ăn dặm cho bé lên 3-5 bữa, lượng thức ăn ít lại. Việc này sẽ tạo cơ hội cho bé tiếp xúc với thức ăn nhiều hơn. Mẹ đừng quá lo lắng nếu bé chỉ đùa nghịch mà không ăn. Chỉ cần mẹ kiên nhẫn, bé sẽ sớm cải thiện hành vi.

ăn dặm kiểu nhật blw

Thức ăn dặm kiểu BLW thường ở dạng cắt nhỏ để trẻ có thế tự bốc ăn (Nguồn: Internet)

Thực đơn ăn dặm kiểu BLW

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu

Trong 1 tuần ăn dặm đầu tiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn các thức ăn dễ tiêu như trái cây, rau củ. Sau đó thêm dần cá, thịt vào khẩu phần ăn cho con từ tuần thứ 2 trở đi. Giai đoạn này, bé đang tập ăn dặm nên sẽ ăn được rất ít. Mẹ không nên sốt ruột mà ép con ăn đúng, đủ số lượng nhất định. Ngoài việc cho bé ăn dặm 1-2 bữa/ngày, mẹ vẫn cần cho bé bú đủ lượng sữa theo nhu cầu. Dưới đây là 7 thực đơn ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu:

Thực đơn 1
  • Khoai tây hấp
  • Măng tây hấp
  • Táo nướng
Thực đơn 2
  • Măng tây hấp
  • Cà rốt hấp
  • Hoa súp lơ hấp
  • Bơ xay trộn sữa chua làm nước sốt chấm
Thực đơn 3
  • Bí đỏ hấp
  • Bí ngòi hấp
  • Khoai lang tím hấp
Thực đơn 4
  • Cà rốt hấp
  • Đậu cove hấp
  • Khoai tây hấp
Thực đơn 5
  • Măng tây luộc
  • Súp lơ luộc
  • Chuối
Thực đơn 6
  • Táo
  • Cà rốt hấp
  • Bắp cải hấp
Thực đơn 7
  • Bí ngô hấp
  • Đậu cove hấp
  • Nho

Thực đơn mẫu cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW

Sau một vài tuần, khi bé đã làm quen với ăn dặm, mẹ có thể áp dụng thực đơn mẫu với số lượng gợi ý cụ thể dưới đây:

Thời gian Loại bữa ăn Thực đơn Chỉ tiêu mong đợi
5 – 6 giờ Bé bú theo nhu cầu
8 giờ Cữ chính thứ nhất + 4 -5 viên cơm

+ 1 chén lưng cá chiên/nướng cắt dạng ngón tay cái

+ 1 chén lưng cà rốt/bông cải cắt dạng ngón tay, nấu mềm

+ Ăn đủ 3 nhóm

+ Mỗi nhóm 2-3 miếng mỗi nhóm

9h30 Cữ phụ thứ nhất +1 chén lưng cam (cắt dạng ngón tay) + nho (cắt đôi)

+Trình bày bắt mắt

+Ăn đủ 3-4 miếng
11h30 Cữ chính thứ hai + 4-5 viên cơm

+ 1 chén lưng lòng đỏ luộc kĩ cắt dạng ngón tay

+1 chén lưng cà rốt luộc mềm cắt dạng ngón tay

+Trình bày đẹp mắt

+ Ăn đủ 3 nhóm

+ Ăn 2-3 miếng mỗi nhóm

Sau ngủ trưa Bú mẹ và uống sữa công thức
15h30 Ăn cữ phụ thứ hai +1 chén lưng cam (cắt dạng ngón tay) + nho (cắt đôi)

+ 1 chén lưng cá chiên/nướng cắt dạng ngón tay cái

+ Ăn đủ 2 nhóm

+ Ăn đủ 3-4 miếng mỗi nhóm

17h30-18h Cữ chính thứ ba + 4-5  viên cơm

+ 1 chén lưng thịt luộc kĩ, mềm, cắt dạng ngón tay

+1 chén bông cải xanh/trắng ninh mềm, cắt dạng ngón tay

+ Ăn đủ 3 nhóm

+ ăn 2-3 miếng mỗi nhóm

Sau 18h Bú mẹ và uống sữa công thức
ăn dặm bé tự chỉ huy

Ăn dặm BLW giúp bé tự lập hơn (Nguồn ảnh: Internet)

Giải đáp một số thắc mắc về phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

Bé chưa ngồi vững có thể tập ăn dặm BLW được không?

Thời điểm cho bé ăn dặm BLW tốt nhất là từ 6 tháng tuổi. Thông thường, bé ở tuổi này đã có thể ngồi vững và sẵn sàng ăn dặm. Nhưng nếu bé vẫn ngồi nghiêng ngả thì mẹ nên chờ cho đến khi bé ngồi vững hơn. Bé không ngồi thẳng sẽ dễ bị nghẹn, hóc khi nuốt thức ăn.

Làm gì khi bé không chịu bốc đồ ăn?

Nếu bé đã biết cầm nắm đồ vật nhưng nhất định không chịu bốc thức ăn thì mẹ có thể trợ giúp bé bằng cách làm mẫu. Mẹ nên cầm thức ăn của bé và đưa lên miệng nhai để con bắt chước theo.

Bé ăn quá ít phải làm sao?

Trong thời gian đầu, các kỹ năng của bé chưa được thành thạo nên ăn được ít hơn. Mẹ không nên quá lo lắng bởi lúc này, sữa vẫn là thức ăn chính của trẻ, thực phẩm ăn dặm chỉ là thứ yếu. Dần dần, khi đã quen với việc tự ăn, các kỹ năng cũng được hoàn thiện, bé sẽ ăn được nhiều hơn.

Khi bé ăn quá ít, mẹ nên cho con uống thêm sữa ngay sau đó để đảm bảo con vẫn được ăn no.

Làm gì khi bé ném thức ăn?

Mẹ không nên cười đùa hay tán dương hành động ném đồ ăn của trẻ. Hãy nhìn bé một cách nghiêm nghị và nhắc đi nhắc lại: “Con không được làm thế”. Nếu bé vẫn tiếp tục lặp lại, mẹ hãy dứt khoát dọn đồ ăn của bé đi và cho ăn lại vào một lúc khác.

Khả năng bốc nhón của con không tiến bộ sau nhiều tháng?

Mỗi em bé sẽ có tiến trình phát triển riêng. Với ăn dặm BLW, mẹ cần thật kiên nhẫn với bé. Mẹ không nên quá sốt ruột nếu kỹ năng bốc nhón hay xúc thìa của con tiến bộ chậm. Nếu bé quá vụng về, mẹ hãy kiên trì làm mẫu và hướng dẫn thêm cho con. Ngoài luyện tập kỹ năng cầm nắm với thức ăn, mẹ có thể luyện tập thêm cho con với các đồ vật khác để con nhanh tiến bộ hơn.

Lưu ý mẹ cần biết khi trẻ bị mắc nghẹn khi ăn dặm BLW

Cách xử lý khi trẻ bị mắc nghẹn

Nếu không may trẻ bị mắc nghẹn, mẹ cần giữ bình tĩnh và thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, thở được và vẫn khóc được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra.
  • Nếu trẻ tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được thì lập tức gọi xe cấp cứu. Trong khi chờ xe, cần phải tiến hành sơ cứu theo các bước dưới đây:
  • Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái, đầu hướng xuống đất. Giữ chắc để cổ và đầu trẻ không bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
  • Tiếp theo, lật trẻ từ tay trái qua tay phải. Quan sát xem đã hồng hào chưa, có thở hay khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có thức ăn nào không và lấy ra. Nếu vẫn chưa lấy ra được hoặc trẻ vẫn chưa thở thì tiếp tục làm biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
  • Kiểm tra xem trẻ đã thở hay khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.

Cách phòng tránh trẻ bị mắc nghẹn

Trẻ bị mắc nghẹn là nỗi lo lắng thường trực của các bà mẹ khi cho con tự dặm với thức ăn có cấu trúc thô. Trên thực tế, bé chỉ dễ bị hóc khi không ngồi thẳng hoặc bị ép ăn khi không muốn.

Để hạn chế trẻ bị mắc nghẹn, mẹ cần:

  • Luôn luôn giữ bé ngồi thẳng khi ăn.
  • Không cố đút thức ăn cho trẻ mà để con tự điều khiển việc ăn uống của mình.
  • Với các loại trái cây có dạng tròn nhỏ, mẹ nên cắt đôi trước khi cho con ăn.

Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho mẹ những thông tin cần biết về phương pháp ăn dặm bé chỉ huy. Chúc mẹ và bé sẽ thành công với phương pháp ăn dặm thú vị và hữu ích này.

Bài viết liên quan:

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN