Trẻ biếng ăn thường xuyên, kéo dài và nếu không được sự quan tâm của cha mẹ thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé cả về thể chất và trí tuệ. Trẻ lười ăn sẽ không phát triển được bằng những đứa trẻ cùng trang lứa. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ lười ăn? Bạn đừng quá lo lắng vì chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên để mẹ có thể chăm sóc tốt giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ ngay trong bài viết này.
Theo thống kê trên toàn thế giới có đến 55% trẻ từ 1-6 tuổi mắc chứng biếng ăn, còn ở Việt Nam tỷ lệ trẻ biếng ăn vào khoảng 22-48% ngày một gia tăng nên cần theo dõi thường xuyên về việc ăn uống của trẻ đặc biệt là lượng thức ăn mà bé ăn được mỗi ngày.
Theo các chuyên gia Nhi khoa nếu tình trạng trẻ lười ăn kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Theo thống kê cho thấy những đứa trẻ lười ăn thường xuyên đa số sẽ có chỉ số phát triển thấp hơn những trẻ ăn uống tốt, đủ chất dinh dưỡng về cả chiều cao, cân nặng, thị lực và trí lực. Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh mãn tính, sức đề kháng kém, bộ phận tiêu hóa không được khỏe, khả năng viêm nhiễm đường hô hấp cao.
Do vậy khi trẻ biếng ăn bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Xem thêm: thực đơn cho trẻ 3 tuổi ăn ngon
Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ lười ăn?
- Trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày, thường xuyên bị ói dẫn đến việc sợ ăn.
- Do tâm lý sợ hãi khi thường xuyên bị cha mẹ thúc ép, quát mắng bắt ăn
- Do thức ăn không hợp khẩu vị của bé
- Do bé bị ho, viêm họng nên nuốt đau, khó ăn
- Do trẻ quá hiếu động, mải chơi quên ăn hoặc nô đùa mệt quá không muốn ăn
- Trẻ biếng ăn do ít ngủ
- Trẻ biếng ăn do học theo người lớn
Mẹ nên làm gì khi trẻ lười ăn?
Để giúp con ăn ngon và phát triển khỏe mạnh trước hơn hết mẹ nên tìm hiểu ra nguyên nhân chính khiến trẻ lười ăn. Song song mẹ cũng cần phải xây dựng lại chế độ ăn khoa học và phù hợp hơn cho trẻ bằng việc đa dạng các món ăn để tạo sự mới mẻ cho bé. Dưới đây là một số việc mẹ nên làm khi trẻ lười ăn:
- Đừng cố ép trẻ ăn khi chúng không muốn ăn sẽ làm cho trẻ càng sợ ăn. Điều quan trọng là bé ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt chứ không phải là ép bé ăn những gì và ép bé ăn được bao nhiêu.
- Cho bé ăn khi đói: Lúc đói là lúc bé muốn ăn và sẽ ăn ngon miệng nên bạn cần cho bé ăn đúng giờ, đúng lúc đói.
- Cho bé ăn 3 – 4 bữa/ngày: Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn là việc bữa nào trẻ cũng bị ép ăn rất nhiều thức ăn.
- Khuyến khích bé vui chơi, tham gia các trò chơi vận động sẽ giúp bé tiêu hao năng lượng, ăn ngon miệng hơn và cải thiện sức khỏe.
- Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn sẽ làm cho bé có cảm giác no và không muốn ăn bữa chính
- Trang trí, bày biện món ăn đẹp mắt để kích thích sự tò mò của bé khiến bé thích thú hơn với bữa ăn. Món ăn nhiều màu sắc sẽ giúp kích thích bé ăn ngon miệng và thích thú với bữa ăn hơn.
- Đa dạng thực đơn mỗi ngày cho bé: Dù đó là món ăn bổ dưỡng đến đâu, ngon đến đâu nhưng ăn mãi cũng sẽ chán. Vì vậy, bạn cần thay đổi thường xuyên thực đơn cho bé vừa giúp bé tò mò, hứng thú với món ăn vừa có thể cân bằng dưỡng chất cho con phát triển khỏe mạnh.
- Hãy để cho bé tự ăn nếu có thể: Bạn nên chấp nhận nhìn bé ăn lấm lem để bé có thể chủ động hơn trong việc ăn uống, việc bốc bải, tự xúc ăn sẽ giúp bé thấy thoải mái hơn, vui vẻ hơn trong bữa ăn của mình và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
- Hãy để bé ăn cơm cùng gia đình: Cho bé ngồi ăn cơm cùng mọi người trong gia đình sẽ giúp bé học được cách ăn uống của mọi người, học được việc cầm đũa cầm thìa xúc thức ăn.
Những điều không nên làm khiến bé biếng ăn
- Không để bé vừa ăn vừa uống làm bé có cảm giác nhanh no và ăn ít hơn
- Không nên cho bé uống sữa ngay sau bữa chính
- Không nên cho bé ăn một cách thụ động dụ bé chơi, dụ bé xem ti vi rồi đút thức ăn cho bé khiến bé không tập trung vào việc ăn uống cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
Với những lời khuyên trên hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để chăm sóc bé phát triển tốt hơn và giúp trẻ hết biếng ăn, và giúp bé ăn uống chủ động hơn, hấp thu tốt hơn.