Nhiều câu chuyện gần đây “Hãy để trẻ đói, trẻ sẽ ăn” Tuy nhiên nhiều mẹ than phiền “Đã áp dụng biện pháp để cho con đói, để mong bé ăn được tốt hơn, nhưng dường như bé không biết đói là như thế nào nữa, nhịn cả ngày nhưng cũng không chịu ăn, xót con quá mẹ đành bỏ cuộc”. Nhiều mẹ cho răng, bỏ đói thương quá, cho trẻ uống thêm sữa cầm hơi. Vậy câu chuyện “Bỏ đói trẻ, trẻ sẽ tự ăn. Đúng hay Sai???”
Xem thêm: 6 sai lầm dẫn đến tình trạng kém hấp thu, không tăng cân ở trẻ
Bỏ mặc trẻ đói, trẻ sẽ tự ăn? Đúng hay Sai???
Rất nhiều câu hỏi, băn khoăn và chỉ dẫn xoay quanh “Liệu con đói con có thực sự chịu ăn, khi nào con mới đói”. Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện này, vấn đề cần quan tâm nhiều hơn: Liệu cha mẹ có thực sự hiểu và làm đúng “Bỏ mặc con đói thì trẻ tự ăn”
Hiểu lầm và thực hành sai việc “BỎ MẶC TRẺ ĐÓI”
Bỏ mặc trẻ đói cần đúng cách
Một phần đông cha mẹ hiểu và làm sai cách “bỏ mặc trẻ đói”, đơn giản chúng ta dùng từ sai dẫn đến hành vi chúng ta làm không đúng. Hiện tại, cha mẹ đang tồn tại 2 cách hiểu lầm và dẫn đến 2 hành vi sai như sau:
- “Để mặc con đói” được hiểu lầm là để trẻ hết năng lượng, và không cung cấp đồ ăn. Có 1 vấn đề bạn quên rằng trẻ con không biết hoặc chưa biết cách diễn đạt cho bạn hiểu cơn đói như thế nào. Hơn nữa, trẻ cũng quên rất nhanh nếu trẻ có cái gì đó choáng lấy tâm trí của trẻ, như Ipad, ĐT, trò chơi…Điều này làm trẻ không nhận biết sự đói, mất dần năng lượng nội tại, nhưng hoạt động vẫn bình thường. Kết quả tạo cho bạn 1 cảm giác “tại sao trẻ không đói”. Nhưng, việc mất năng lượng “ẩn” này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.
- “Để mặc con đói” được hiểu lầm là cứ bỏ bữa chính cho trẻ,và thêm nhiều bữa phụ và cho uống sữa bù vào. Trong trường hợp này, trẻ cũng không nhận ra dấu hiệu đói nào cả, thậm chí trẻ có cảm giác như “được chiến thắng mẹ với bữa chính nhàm chán”, uh thì vẫn có bữa phụ thôi mà. Kết quả rằng trẻ cũng không cần phải ăn trong bữa chính, cứ thích bữa nào thì ăn thôi. Người mẹ trở nên bất lực trong quản lý bữa ăn ở trẻ
Vậy làm như thế nào là đúng?
Ở đây, cha mẹ nên hiểu rằng “để mặc trẻ đói có nghĩa là “dạy trẻ hiểu dấu hiệu đói”. Đây được xem là một cách giáo dục hơn là mẹ bỏ mặc trẻ và cứ chờ đợi kết quả. Vậy phải làm thế nào để có thể dạy trẻ hiểu được dấu hiệu đói. Dưới đây là 3 cách, tùy vào từng bé và từng tình huống khác nhau mà mẹ chỉ cần 1 cách, tuy nhiên có những lúc mẹ phải kết hợp cả 3.
1. Giãn cách bữa ăn từ 30-50% khoảng cách 2 thời điểm ăn
Nhiều bạn cho rằng: “Thật mất công vì nó cũng không ăn đâu, để 5-6 tiếng còn chưa được nữa”. Thực tế, cách làm này có mục đích riêng. Nó nhằm tìm thời điểm hứng thú để chịu ăn của trẻ và cũng tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ dấu hiệu đói. Cực thời gian đầu, nhưng bạn sẽ sướng khi trẻ biết bộc lộ dấu hiệu đói. Bỏ mặc liên tục 1 thời gian hoặc cứ bỏ bữa như thường lệ là chưa đúng.
2. Để đồ ăn xung quanh khu vực chơi
Cách này khá hiệu quả với những bé hiếu động và không chịu ngồi lên bàn ăn khi đến bữa. Mẹ có thể chuẩn bị từ 2-3 món ăn dinh dưỡng xung quanh khu vực mà trẻ hay chơi. Nào, chúng ta dừng lại để hiểu phương cách này sâu hơn.
Thứ 1, không nên để các loại thức ăn như đồ ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt có gas…mà nên là những loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng, dễ cầm như các loại cơm cuộn, trứng rán,…
Thứ 2, mẹ hãy xem như những bữa này là bữa phụ của trẻ. Vì thế mẹ cần lựa chọn loại thức ăn phù hợp và không để quá 8 lần/ngày, mỗi lần không quá 30 phút. Mẹ cũng nên cho trẻ biết mẹ để những món ăn này ở đâu, và có những món ăn nào.
Cuối cùng, đừng ép trẻ phải ăn hết mọi thứ mà bạn dọn lên, hãy để trẻ tự hiểu dấu hiệu đói và quyết định sẽ ăn bao nhiêu.
3. Chờ lượt đến khi chấp nhận
Cách này sẽ phù hợp với những bé vừa nhìn thấy thức ăn đã chạy mất hoặc cố tình né tránh không ăn. Có lẽ nhiều cha mẹ đã rơi vào trường hợp mà các bé đã sử dụng những tiểu xảo để từ chối bữa ăn như ngậm chặt miệng, lắc đầu khi thấy muỗng đút, chạy lòng vòng khi mẹ cho ăn, điều này dẫn đến mỗi bữa ăn rất vất vả và kéo dài rất lâu. Điều này có thể là do bé chưa chuẩn bị đủ tâm lý để chấp nhận ăn. Nguyên nhân có thể do bé đang mải chơi, mải xem TV… Lúc này mẹ có thể áp dụng biện pháp “chờ đến lượt sau” để phá vỡ tâm lý chưa chấp nhận ăn của trẻ. Nếu trẻ chống đối bữa ăn, mẹ hãy dừng lại và dọn đi, chờ đến lượt sau.
Vậy phải chờ đến khi nào? Các chuyên gia khuyên rằng mẹ hãy chờ ít nhất 40 phút và bắt đầu gọi bé vào ăn lại. Và điều cấm kị cha mẹ cần nhớ đấy là không tranh luận với trẻ, không quát mắng trẻ, càng nói trẻ sẽ càng căng thẳng và biếng ăn hơn.
Đôi khi, con bạn không chịu ăn khiến cha mẹ cảm thấy cực kì stress vì lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tuy nhiên cha mẹ đừng nóng vội, hãy giúp trẻ hiểu được cảm giác đói, từ đó trẻ sẽ dễ dàng chịu ăn hơn và ít biếng ăn về sau. Vất vả một chút trong thời gian đầu, đổi lại là sự phát triển đúng đắn của trẻ nhỏ.
Xem thêm: Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn – “điều kiện cần” cho trẻ phát triển
Để được tư vấn về cách chăm sóc trẻ khi biếng ăn, lười ăn, chậm tăng cân, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 18008070 (miễn cước) hoặc hotline 0976807722 (24/7) để nhận được giải đáp trực tiếp từ chuyên gia.
Nguồn: Bs Anh Nguyễn – Chuyên gia dinh dưỡng Anh Quốc