Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi 

Mẹ đang mang thai và rất tò mò về chiều cao cân nặng của con? Không biết tuần tuổi này bé sẽ cao khoảng bao nhiêu, nặng khoảng bao nhiêu? Mẹ hãy theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi dưới đây để biết chiều cao và cân nặng đúng chuẩn của thai nhi nhé!

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi được tính từ tuần thứ 8 (Nguồn ảnh: Internet)

Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi

Mẹ chỉ nên theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của thai nhi với mục đích tham khảo. Bởi mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển riêng. Nếu bé nhỏ hay lớn hơn cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi một chút thì mẹ cũng đừng quá lo lắng. Khi đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra các chỉ số phát triển của thai nhi. Sau đó so sánh với bảng chuẩn chiều cao cân nặng của thai nhi và đưa ra những lời khuyên tốt nhất để đảm bảo bé yêu của bạn phát triển khỏe mạnh.

  • Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi sẽ bắt đầu được tính từ tuần thứ 8. Bởi từ tuần thứ 1 – 7 là thời điểm phôi thai hình thành, tiến vào tử cung.
  • Từ tuần 8 đến tuần 20, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu tới mông. 
  • Từ tuần 21 đến tuần 42, chiều dài của thai nhi được đo từ đầu đến chân. 

Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi từ tuần 8 đến tuần 42

Tuổi thai nhi Chiều dài (cm) Cân nặng (gam)
Tuần 8 1.6 1
Tuần 9 2.3 2
Tuần 10 3.1 4
Tuần 11 4.1 7
Tuần 12 5.4 14
Tuần 13 7.4 23
Tuần 14 8.7 43
Tuần 15 10.1 70
Tuần 16 11.6 100
Tuần 17 13 140
Tuần 18 14.2 190
Tuần 19 15.3 240
Tuần 20 25.6 300
Tuần 21 26.7 360
Tuần 22 27.8 430
Tuần 23 28.9 500
Tuần 24 30 600
Tuần 25 34.6 660
Tuần 26 35.6 760
Tuần 27 36.6 875
Tuần 28 37.6 1.000
Tuần 29 38.6 1.100
Tuần 30 39.9 1.300
Tuần 31 41.1 1.500
Tuần 32 42.4 1.700
Tuần 33 43.7 1.900
Tuần 34 45 2.100
Tuần 35 46.2 2.400
Tuần 36 47.4 2.600
Tuần 37 48.6 2.900
Tuần 38 49.8 3.000
Tuần 39 50.7 3.300
Tuần 40 51.2 3.500
Tuần 41 51.5 3.600
Tuần 42 51.7 3.700

Lưu ý: Đây là bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế, các bé có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số liệu trong bảng.

Có thể mẹ quan tâm:

Mẹ bầu cần tăng bao nhiêu kg để thai nhi phát triển tốt?

Mức tăng cân của mẹ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của thai nhi. Việc kiểm soát được chỉ số tăng cân của mẹ trong suốt thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, việc mẹ tăng cân đúng chuẩn cũng sẽ giúp hạn chế những vấn đề như tiểu đường thai kỳ, béo phì, thừa cân… 

Để biết chỉ số tăng cân tiêu chuẩn của mình trong thai kỳ, mẹ cần tính chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của cơ thể. Sau đó đối chiếu với bảng tăng cân tiêu chuẩn cho mẹ bầu phía dưới. Cách tính chỉ số BMI: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)2]
Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

BMI Chỉ số cân nặng trong thai kỳ
Từ 18,5 – 24,9 Tăng 11 – 16kg
Dưới 18,5 (nhẹ cân trước khi mang thai) Tăng từ 12 – 18kg
Từ 25 – 29,9 Tăng từ 7 – 11kg
Từ 30 trở lên (béo phì) Tăng từ 5 – 9kg

Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi

  • Yếu tố di truyền: Chiều cao và cân nặng của thai nhi có sự tương đồng với vóc dáng và cân nặng của mẹ. Thông thường, mẹ có thể trạng cao lớn sẽ mang thai có trọng lượng lớn hơn.
  • Độ tuổi mang thai: Mẹ bầu dưới 18 tuổi hoặc trên 40 sẽ sinh con có cân nặng nhỏ hơn độ tuổi thích hợp.
  • Thứ tự sinh: Con đầu thường có cân nặng nhỏ hơn con sau. Tuy nhiên, nếu mẹ sinh quá dày thì cân nặng của thai nhi sẽ ngược lại.
  • Số lượng thai nhi trong một lần mang thai: Song thai hoặc thai 3 sẽ có trọng lượng nhỏ hơn so với mang thai 1. Bởi các bé phải chia sẻ dinh dưỡng cũng như không gian phát triển.
  • Sức khỏe của mẹ: Người mẹ có sức khỏe không tốt, mắc một số bệnh lý như tiền sản giật, stress, trầm cảm hoặc nghiện các đồ kích thích sẽ mang thai con có trọng lượng nhỏ hơn. Mẹ mắc bệnh lý nội tiết như đái tháo đường, béo phì sẽ mang thai con có cân nặng lớn hơn bình thường.
  • Giới tính thai nhi: Thông thường thai nhi là bé trai sẽ nặng hơn bé gái. 
  • Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mẹ: Mẹ bầu có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý trong suốt thai kỳ sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh với cân nặng đạt chuẩn.
Bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi

Chế độ sinh hoạt của mẹ ảnh hưởng lớn đến cân nặng của thai nhi (Nguồn ảnh: Internet)

Bí quyết giúp thai nhi tăng cân đạt chuẩn trong suốt thai kỳ

Sức khỏe và tinh thần của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của thai nhi. Để bé đạt mức cân nặng chuẩn của thai nhi, mẹ sẽ phải lưu ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt của mình. Áp dụng những bí quyết cơ bản dưới đây sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Chế độ sinh hoạt trong suốt thai kỳ

  • Ăn uống lành mạnh: Ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Mẹ nên ăn nhiều trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, dầu thực vật, thịt heo, gà, cá…  Mỗi ngày, mẹ cần ăn từ 3-4 bữa chính để đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho thai nhi phát triển. Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh những món chiên, mỡ động vật và thức ăn nhanh.
  • Nghỉ ngơi thật nhiều: Mẹ bầu phải nhớ, đừng bao giờ làm việc quá sức trong thời kỳ mang thai. Bất cứ khi nào thấy mệt, mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi ngay. Ngủ đủ giấc vào ban đêm và nghỉ ngơi thường xuyên vào ban ngày sẽ giúp mẹ bầu nạp lại năng lượng và luôn tỉnh táo. Nếu thấy mình trở nên dễ mệt hơn trước, mẹ cần điều chỉnh mức độ lao động cho nhẹ nhàng hơn. 
  • Bổ sung đầy đủ vitamin: Đừng quên bổ sung thêm vitamin, canxi hay viên sắt khi được bác sĩ chỉ định. Việc này sẽ giúp mẹ đảm bảo lượng vi chất thiết yếu khi cơ thể gia tăng nhu cầu.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái: Nếu bị căng thẳng, mẹ sẽ có khuynh hướng ăn quá nhiều hoặc quá ít, trằn trọc khó ngủ, đồng thời không chăm sóc bản thân chu đáo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ nên làm việc ở mức vừa phải, duy trì thái độ bình tĩnh, giảm căng thẳng để luôn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.
Bảng chiều cao cân nặng của thai nhi

Tập thể dục nhẹ nhàng, giữ tình thần thoải mái là bí quyết giúp thai nhi phát triển tốt (Nguồn ảnh: Internet)

Chế độ sinh hoạt trong giai đoạn nước rút

Trong 3 tháng cuối, tương ứng với tuần thai thứ 28 đến 40, thai nhi sẽ tăng cân rõ rệt nếu mẹ áp dụng những bí quyết dưới đây: 

  • Ăn ít nhưng thường xuyên: Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung đủ 2400 calories để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mạnh trong giai đoạn nước rút. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên ăn từ 5 đến 6 bữa/ngày thay vì 3 bữa tập trung như trước đây. Bên cạnh đó, mẹ vẫn cần bổ sung đầy đủ vitamin, canxi và nước.
  • Thể dục nhẹ nhàng: Nếu không được cảnh báo có nguy cơ sinh non, mẹ vẫn nên duy trì việc tập thể dục, thể thao ở mức độ vừa phải. Mẹ lưu ý, không nên tập những động tác gây chèn ép bụng hoặc tạo áp lực lên cột sống. Đồng thời, hãy dừng ngay khi cảm thấy mệt.
  • Chăm sóc giấc ngủ thật tốt: Để có một giấc ngủ ngon, mẹ đừng uống nhiều nước sau 6 giờ tối. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên chọn một chiếc gối cho bà bầu thật vừa vặn và nằm nghiêng để ngủ ngon hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bảng cân nặng tiêu chuẩn thai nhi và những vấn đề mẹ cần lưu ý để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy thăm khám định kỳ để bác sĩ có biện pháp điều chỉnh trong trường hợp bé không phát triển theo bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi.

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN