Trẻ suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Gây ảnh hưởng kéo dài ngay cả khi trẻ trưởng thành.
Theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới WHO về chiều cao và cân nặng khuyến nghị khi cân nặng của trẻ dưới 2 độ lệch chuẩn (-2 SD) so cân nặng chuẩn trung bình thì được cho là suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng được chia làm 3 mức độ
- Suy dinh dưỡng mức độ 1 (mức độ nhẹ) cân cặng từ dưới -2 SD đến – 3 SD.
- Suy dinh dưỡng mức độ 2 (mức độ vừa) cân nặng từ dưới -3SD đến – 4 SD
- Suy dinh dưỡng mức độ 3 (mức độ nặng) dưới -4 SD
Có nhiều nguyên nhân dẫn tình trạng suy dinh dưỡng đầu tiên kể tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, trẻ kém hấp thu, hoặc ở những trẻ hay mắc bệnh.
Trẻ suy dinh dưỡng ngày một gia tăng
Dù do bất kỳ nguyên nhân nào thì hậu quả của tình trạng suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến trẻ rất lớn ngoài những biểu hiện về thể chất là chiều cao và cân nặng thì trí tuệ giảm sút cũng ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của con trẻ.
Do vậy cần cải thiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng trong đó phải kể đến nguyên nhân liên quan tới yếu tố dinh dưỡng.
Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Cha mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu dưới đây để nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng như: ăn kém, rối loạn tiêu hóa, không lên cân hoặc giảm cân, da xanh, tóc thưa rụng, dễ gãy… Bạn cần thường xuyên kiểm tra chiều cao và cân nặng của con mỗi tháng 1 lần để biết cơ thể trẻ có phát triển tốt hay không, cân nặng chiều cao của bé phát triển theo chiều hướng tăng lên hay trững lại…
Để theo dõi chính xác nhất bạn nên lên lịch cân và đo chiều cao cho bé vào một ngày cố định hàng tháng để vẽ biểu đồ về tình trạng phát triển của con để tiện theo dõi. Nếu trong vòng 3 tháng mà trẻ vẫn không lên cân nữa thì có nghĩa là trẻ đang có dấu hiệu báo động về sức khỏe và có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Để biết rõ con mình có phát triển khỏe mạnh và đạt chuẩn hay không, bạn nên tham khảo cách tính cân nặng chuẩn của bé theo công thức sau:
Đối với bé trai:
X = 9,5kg + 2(N – 1)
Đối với bé gái:
X = 9kg + 2(N – 1)
Trong đó: N là số tuổi
Dấu hiệu sớm phát hiện trẻ suy dinh dưỡng
Bé chậm tăng cân
Cân nặng chính là chỉ số ban đầu nói lên sự phát triển thể chất của con. Trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi, các chỉ số về cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm hơn trước, nên đa số các mẹ thường không theo dõi chặt chẽ cân nặng của con nên đã không phát hiện kịp thời hoặc đã lơ là việc con bị đứng cân. Nếu cân nặng của bé đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng thì trẻ được xem là có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Để có thể theo dõi được chính xác mẹ có thể theo dõi qua biểu đồ tăng trưởng trẻ hàng tháng: cân, đo chiều cao để đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ. Theo đó, trẻ suy dinh dưỡng nếu đường phát triển cân nặng nằm bên dưới vùng chuẩn bình thường của biểu đồ, trẻ bị đe dọa suy dinh dưỡng nếu cân nặng nằm dưới đường chuẩn.
Suy dinh dưỡng về cân nặng nếu phát hiện điều trị sớm sẽ giúp bé nhanh chóng phục hồi và phát triển tốt, nếu không phát hiện dể lâu trẻ chuyển sang suy dinh dưỡng mãn tính ảnh hưởng đến chiều cao, sẽ khó điều trị và để lại nhiều hậu quả về lâu dài.
Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Bé chậm phát triển về thể chất
Bên cạnh việc theo dõi cân nặng hàng tháng mẹ cũng cần theo dõi cả sự phát triển về chiều cao của bé.
Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có mức cân nặng nhẹ hơn 20% so với chuẩn cân nặng trung bình và có mức chiều cao thấp hơn 10% so với chuẩn chiều cao trung bình.
Không chỉ vậy, mẹ còn cần theo dõi các mốc phát triển vận động của con vào các thời điểm: lật, ngồi, đi đứng, nói… có phù hợp với lứa tuổi hay không.
Bé có biểu hiện mệt mỏi và đau yếu, kém linh hoạt
Ngoài các chỉ số về chiều cao, cân nặng, mẹ nên thường xuyên theo dõi bữa ăn của trẻ, trẻ có biểu hiện biếng ăn, ăn không đủ bữa, ăn không hết phần thức ăn theo nhu cầu lứa tuổi cần tìm nguyên nhân để đưa ra cách kích thích trẻ ăn uống ngon miệng, cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng trong ngày cho trẻ.
Bên cạnh đó, yếu tố sức khỏe của bé mẹ cũng không nên bỏ qua, nếu trẻ kém linh hoạt, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng… cũng là những biểu hiện sớm của suy dinh dưỡng.
Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng
Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng như
Trẻ suy dinh dưỡng vì không được dùng sữa mẹ đầy đủ
- Cai sữa sớm cho con, cho trẻ dùng sữa ngoài thay vì dùng sữa mẹ
- Cho trẻ ăn dặm sai cách dẫn đến trẻ biếng ăn, thậm chí còn gây tổn thương hệ tiêu hóa
- Cho trẻ ăn lượng nhiều nhưng thiếu chất hoặc ăn quá ít so với nhu cầu thực tế của cơ thể.
Trẻ thường xuyên mắc bệnh
Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, đặc biệt những trẻ không được bú mẹ thì lượng kháng thể từ mẹ truyền sang con thấp nên nhiều trẻ thường xuyên mắc các bệnh viêm đường hô hâp, tiêu chảy… dẫn đến hệ tiêu hóa bị tổn thương trẻ biếng ăn lười bú gây ra vòng lẩn quẩn ốm bệnh – biếng ăn – suy dinh dưỡng
Sinh non, thiếu sữa mẹ
Trẻ sinh non cơ thể trẻ yếu hơn, sức đề kháng đã kém hơn trẻ bình thường do đó việc hấp thu ở những trẻ sinh non khó khăn hơn, trẻ dễ rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Trẻ sinh non tăng nguy cơ suy dinh dưỡng
Ngoài yếu tố sinh non sữa mẹ không đủ hoặc không tốt cũng là nguyên nhân dẫn dến tình trạng trẻ thiếu dinh dưỡng ảnh hưỡng tới sự phát triển
Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em
Dựa vào những nguyên nhân khiến trẻ còi xương suy dinh dưỡng trên đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến cha mẹ 4 vấn đề trong chăm sóc trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần được chú ý đó chính là dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, môi trường sống và tâm lý của trẻ:
Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đối với trẻ còi xương suy dinh dưỡng là rất quan trọng vì vậy cần được đặc biệt chú ý.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
Vì vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ cần được bổ sung đa dạng và lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, rau xanh và hoa quả…
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng còn có thể do bé lười ăn chính vì vậy các bậc phụ huynh cần thay đổi chế độ ăn liên tục cho trẻ tránh việc cho bé phải ăn một món kéo dài.
Ngoài ra chia các bữa ăn chính thành các bữa ăn nhỏ để giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và dung nạp vào cơ thể được nhiều thực phẩm hơn.
Đối với trẻ còi xương cần được bổ sung hàm lượng canxi và vitamin D để cải thiện tình trạng còi xương. Kết hợp việc cho trẻ tắm nắng hàng ngày và sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, cua, tôm, cá…
Xây dựng cho bé thói quen sinh hoạt khoa học
Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Vì vậy, việc tạo thói quen sinh hoạt cho trẻ sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển sau này của trẻ.
Mẹ đừng vì thấy con đang còi cọc suy dinh dưỡng mà không cho con vận động thường xuyên. Đây là việc làm sai lầm, hãy để bé thoải mái tiếp xúc với môi trường, thường xuyên vận động vừa giúp trẻ phát triển trí não, mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Hãy xây dựng cho bé thói quen sinh hoạt khoa học để bé có thể tự tạo dần nếp sống cho mình.
Hãy cho bé tự chủ động tập thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo sạch sẽ, đánh răng 2 lần mỗi ngày, hạn chế ăn đồ ngọt buổi tối, tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn… sẽ hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể trẻ.
Điều này vừa giúp trẻ tránh được những bệnh nhiễm khuẩn vừa tăng sức đề kháng, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ và cơ thể chúng cũng khỏe mạnh hơn.
Giữ môi trường sống cho bé sạch sẽ
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần được sống, học tập và vui chơi trong môi trường sạch sẽ để có thể phát triển tốt nhất.
Chính vì vậy các bậc phụ huynh hãy luôn đảm bảo rằng những nơi học tập, vui chơi, giường chiếu, sàn nhà, những món đồ chơi… nói chung tất tần tật những thứ trẻ tiếp xúc hàng ngày đều cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn nấm mốc xâm hại đến cơ thể bé để gây bệnh.
Quan tâm đến tâm lý của trẻ
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là với trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần nhận được sự quan tâm, yêu thương từ người thân, thường xuyên được vỗ về để được phát triển tốt nhất.
Thay vì việc cha mẹ suốt ngày la hét, quát mắng bắt con ăn thì cha mẹ cần vỗ về, hỏi han xem con thích ăn gì để làm cho con ăn.
Trẻ sẽ rất dễ hình thành các tâm lý mặc cảm, tự ty hay sợ hãi nếu thường xuyên chứng kiến hoặc bị bạo lực, quát mắng đánh đập… hay chỉ đơn giản việc người thân tranh cãi và có hành động không đúng mực trước mặt trẻ cũng sẽ gây những tổn thương tâm lý cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng cũng dễ bị mặc cảm về hình thể của mình. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ với bé để bé có tâm lý tốt nhất. Nếu bé bị một số vấn đề về tâm lý mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên gia để được tư vấn.
Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng cũng cần có chế độ chăm sóc như trẻ bị suy dinh dưỡng thông thường nhưng mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có những lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc cũng như các loại thuốc bổ trợ giúp bé mau chóng đạt cân nặng chuẩn. Dưới đây là một số phương pháp chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng:
- Mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sôi. Cho trẻ ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong, nên đun lại nếu để quá 3 giờ.
- Tránh xa những thực phẩm nhiễm bẩn vì đây chính là nguồn gây các loại bệnh khiến trẻ bị suy dinh dưỡng như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn,… Các dụng cụ chế biến thức ăn phải đảm bảo vệ sinh để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng được hiệu quả nhất.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ bị suy dinh dưỡng
- Tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch, giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa, tránh bị nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.
- Giữ quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng. Giúp trẻ có thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh bị sâu răng ,viêm lợi.
- Giữ tay sạch sẽ: tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán và bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Những bệnh này càng khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng hơn.
Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng mẹ không thể tự ý điều trị chăm sóc trẻ được mà cần đưa bé đến gặp chuyên gia y tế để được thăm khám và tư phấn phương pháp điều trị hợp lý cũng như loại dược phẩm phù hợp để bổ sung cho bé hiệu quả.
Xem thêm: Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ
Nguyên tắc nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Tăng dầu mỡ
Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, khi chế biến món ăn cho bé mẹ nên cho thêm 1 muỗng canh dầu hoặc mỡ sẽ rất tốt cho trẻ suy dinh dưỡng.
Nấu đặc
Tại sao lại cần nấu đặc? Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng mẹ cũng đừng nấu quá đặc sẽ khiến cho bé khó thích nghi với sự thay đổi và nấu đặc quá cũng làm cho bé khó ăn hơn.
Tăng số lượng bữa ăn hàng ngày cho bé
Thay vì chỉ cho bé ăn 3 bữa mỗi ngày thì mẹ nên cho bé ăn khoảng 5-6 bữa/ngày, mỗi bữa không cần quá nhiều thức ăn như 3 bữa mà mẹ cần chia nhỏ số lượng thức ăn cho bé. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ, ăn thêm bữa phụ sau khi ăn bữa chính: cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua, hoa quả…
Tăng cường chất dinh dưỡng
Khi chế biến đồ ăn cho bé, mẹ phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ.
Trẻ thường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.
Không ép trẻ ăn
Hãy để trẻ ăn vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết đồ ăn khi trẻ đã chán hoặc thấy no bởi vì ép ăn sẽ khiến trẻ sợ ăn, nôn trớ, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng biếng ăn.
Lưu ý, mẹ không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn bởi nó sẽ làm cho trẻ “ngang dạ” không muốn ăn bữa chính.
Ngoài ra, khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng ngoài việc cần bổ sung chất dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Về tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là “thuốc bổ” nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.