Trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng – nỗi lo không của riêng ai

Tình trạng trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng gây không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh. Bởi khi biếng ăn, trẻ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả là trẻ bị giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng, thấp còi.

Trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng

Trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng

Thực trạng trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng

Thực trạng dinh dưỡng ở trẻ em

Năm 2009 – 2010: Theo nghiên cứu điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010 tại 63 tỉnh/ thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%.

Năm 2010 – 2012: Con số này còn tăng lên trong năm 2012, theo công bố mới nhất hiện nay về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam 2010-2012 của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia phối hợp cùng Hội Dinh Dưỡng Việt Nam và Viện Friesland Campina.

Khảo sát cho thấy hơn 50% trẻ em thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và sắt trong chế độ ăn hàng ngày. Cứ 3-4 trẻ em Việt Nam trong độ tuổi mầm non và tiểu học thì có 1 trẻ trong tình trạng dinh dưỡng không hợp lý: thiếu hoặc thừa dinh dưỡng.

Tình trạng trẻ biếng ăn hiện nay

Biếng ăn là vấn đề phổ biến và là một bài toán hóc búa, khó tìm lời giải của các bà mẹ hiện đại. Có thể nói, chứng biếng ăn là “chướng ngại vật” nặng ký mà các mẹ gặp phải trên chặng đường nuôi con đầy gian nan và vất vả.

Tình trạng trẻ biếng ăn kém hấp thu gây không ít lo lắng cho các phụ huynh. Bởi khi biếng ăn, trẻ không chỉ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển cơ thể mà nó còn dẫn đến hệ lụy: giảm sức đề kháng, suy dinh dưỡng, hạn chế phát triển chiều cao và trí tuệ. Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng trẻ biếng ăn kém hấp thu?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng

Trẻ ăn không hấp thu dinh dưỡng hay trẻ hấp thụ kém, chậm tăng cân có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Chế độ ăn uống chưa phù hợp: Việc cha mẹ chưa thiết kế thực đơn phù hợp với độ tuổi, nhu cầu của trẻ cũng có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn và hấp thu chất dinh dưỡng kém. Cụ thể như cho trẻ ăn dặm quá sớm; không cân bằng đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu; sử dụng thực phẩm gây dị ứng…
  • Thiếu enzyme tiêu hóa: Khi cơ thể bé bị thiếu các enzyme tiêu hóa, việc chuyển hóa và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn sẽ gặp khó khăn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, táo bón, thường xuyên đau bụng, đi ngoài… đều là những dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề. Tình trạng này kéo dài sẽ gây khó khăn cho quá trình hấp thu dưỡng chất của trẻ.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh dài ngày
  • Mắc bệnh đường ruột hoặc bệnh lý miễn dịch: Đây là những bệnh rất dễ làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn tới kém hấp thu dinh dưỡng…

Bên cạnh đó, còn rất nhiều nguyên nhân khác gây biếng ăn và kém hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi cẩn thận để sớm tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời. Trẻ biếng ăn kém hấp thu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. Đặc biệt, khi kém hấp thu dinh dưỡng, hệ miễn dịch của bé sẽ bị suy giảm, khiến bé rất dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm, cực kỳ nguy hiểm.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn kém hấp thu

Nguyên nhân trẻ biếng ăn kém hấp thu

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng

Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau thì bé có nguy cơ rất cao bị kém hấp thu dinh dưỡng. Đây là những dấu hiệu ban đầu khi trẻ không hấp thu dinh dưỡng. Các mẹ cần nắm thật kỹ để nhận biết càng sớm càng tốt.

  • Trẻ thường xuyên có dấu hiệu uể oải, mệt mỏi. Trẻ không được năng động như các bạn khác.
  • Trẻ bị sụt cân, lười ăn. Trẻ biếng ăn và trẻ hấp thụ thức ăn kém dẫn đến chậm phát triển chiều cao, cân nặng.
  • Bé bị đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, màu nhợt, mùi tanh. Có váng nổi trên bề mặt nước giống như váng mỡ.
  • Trẻ thường bị sôi bụng, chướng hay đau bụng.

Những biểu hiện trên khá giống với các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột… nên khiến mẹ khó phân biệt. Tốt nhất nếu bé có những biểu hiện trên thì mẹ hãy cho bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Giải pháp ưu việt và toàn diện đối với bé ăn không hấp thu dinh dưỡng

Cách giúp trẻ hấp thụ tốt nhất

Điều quan trọng khi chăm sóc trẻ kém hấp thu là phải áp dụng các phương pháp một cách khoa học. Ngoài chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng thì tăng cường chức năng tiêu hóa cũng là yếu tố cần thiết.

  • Mẹ có thể giúp bé hấp thụ dinh dưỡng tốt bằng cách đưa ra các chế độ ăn uống phù hợp với lứa tuổi. Thực đơn của trẻ cần đảm bảo hàm lượng phù hợp giữa các nhóm chất. Không nên quá ưu tiên đạm và chất béo. Hãy cho trẻ ăn nhiều rau để trẻ dễ tiêu hóa, tăng hấp thụ.
  • Khi chế biến thức ăn cho trẻ, cần đảm bảo vệ sinh và không bị mất chất. Không nấu quá nhừ hay nấu đi nấu lại một món ăn. Không nên kết hợp các loại thịt hay hải sản với nhau vì dễ sinh ra chất khó tiêu.
  • Với trẻ trên 1 tuổi, có thể cho trẻ uống sữa tươi. Uống sữa tươi giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên, có một số trẻ kém hấp thu là do không dung nạp được một số thành phần trong sữa. Chính vì vậy, hãy loại trừ nguyên nhân này trước khi cho trẻ uống nhiều sữa.
  • Khuyến khích trẻ vận động. Hãy dẫn trẻ đi chơi, cho trẻ tắm nắng và vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe. Đồng thời, việc này rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Không nên ép trẻ ăn khi bé kém hấp thu dinh dưỡng. Các mẹ hãy tạo không khí thoải mái cho con ăn. Quan trọng là các mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho bé. Liệu các món bé đang ăn có đúng sở thích của bé không? Những món ăn này có phù hợp với độ tuổi của bé? Bổ sung đúng những dưỡng chất mà bé đang thiếu hụt hay không?
  • Không cho con ăn vặt, ăn các đồ ăn nhanh khiến cho tình trạng biếng ăn kém hấp thu càng trầm trọng hơn.
  • Một số vi chất dinh dưỡng hiện nay đang được khuyến cáo sử dụng: kẽm, selen, vitamin nhóm B, lysin, taurin…
Cách giúp trẻ tăng cường hấp thu

Cách giúp trẻ tăng cường hấp thu

Trẻ hấp thụ kém nên ăn gì? Thực đơn dinh dưỡng dành cho bé

Trẻ ăn không hấp thu phải làm sao? Một số món ăn trong thực đơn dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp mẹ tăng cường hấp thụ cho bé.

Cháo chim cút

Chim cút là thực phẩm rất giàu chất đạm và các khoáng chất giúp bé tăng cường hấp thu hiệu quả. Mẹ nên cho con ăn món ăn này khi bé được 15 tháng tuổi.

Cháo chim cút

Cháo chim cút

Nguyên liệu:

  • Chim cút: 1 con (250 – 300g)
  • Gạo nếp: 30g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Vỏ quýt khô: 30g

Cách làm:

  • B1: Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phổi, phần đầu từ mắt trở lên, chân)
  • B2: Ướp chút mắm trong 20 phút
  • B3: Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút, cùng gạo tẻ, gạo nếp nước vừa đủ ninh thành cháo.

Súp khoai tây phô-mai

Không chỉ có mùi vị hấp dẫn, phô mai còn chứa nhiều protein, canxi, kẽm, photpho, magie, vitamin A, B2, B12 giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cường hấp thu. Món ăn dưới đây phù hợp với trẻ ăn dặm, dành cho trẻ từ 8 tháng trở lên.

Cháo khoai tây phomai

Cháo khoai tây phomai

Nguyên liệu:

  • Khoai tây: 1 củ nhỏ
  • Thịt lợn (hoặc gà…): 30g
  • Nước dùng: 200ml
  • Phô-mai: 1-2 viên

Cách làm:

  • B1: Khoai tây hấp chín, dầm nhuyễn.
  • B2: Thịt lợn thái nhỏ, băm sơ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với nước dùng
  • B3: Đun sôi rồi cho khoai tây vào và nấu tiếp trong 10-15 phút.
  • B4: Trước khi đổ khoai tây ra bát thì cho phô-mai vào, ngoáy đều cho tan.

Cháo cua cà rốt

Cháo được nấu từ thịt cua biển nên rất giàu kẽm, vitamin A, C. Món cháo dinh dưỡng này không chỉ giúp tăng hấp thu mà còn góp phần cải thiện miễn dịch cho bé. Đây là món ăn không thể thiếu trong thực đơn các món ăn dành cho các bé kém hấp thu.

Cháo cua carot

Cháo cua carot

Nguyên liệu:

  • Cua thịt: 20g
  • Cà rốt: 20g
  • Ngô bắp: 20g

(Dành cho bé 9 tháng)

Cách làm:

  • B1: Luộc cua với xả, một ít gừng
  • B2: Gỡ thịt cua ra. Lưu ý, cẩn thận tránh sót các mảnh vỏ cua sắc nhọn còn sót trong thịt
  • B3: Mẹ gọt tách ngô lấy hạt. Sau đó, xay nhuyễn cùng 90ml nước, lọc bỏ bã. Nước ngô giữ lại dùng để nấu cháo. Như vậy, nồi cháo sẽ thơm thơm vị ngô ngọt và có màu vàng ruộm hấp dẫn.
  • B4: Bắc nồi nước ngô xay lên bếp đun. Khi nấu, mẹ cho thêm ½ củ cà rốt cho ngọt nước. ½ củ cà rốt còn lại mẹ nạo băm nhỏ tùy theo độ thô bé ăn được.
    Sau 45 phút, khi cháo đã chín và bé chuẩn bị ăn, mẹ vớt bỏ củ cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.
  • B5: Song song khi món cháo đã gần tắt bếp, mẹ băm nhuyễn thịt cua.
    Bắc chảo cho dầu olive phi ½ củ hành khô băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.
  • B6: Mẹ đổ cháo cà rốt ra bát, rắc thịt cua đã được phi hành dậy mùi thơm lừng và cho thêm vài giọt dầu gấc là bé yên tâm “đánh chén”.

Cháo cá khoai lang

Cá quả nhiều thịt ít mỡ, giàu khoáng và vitamin. Đây là món ăn lý tưởng khi mẹ muốn tăng hấp thu cho bé. Món ăn phù hợp với các bé từ 12 tháng trở lên.

Cháo cá khoai lang

Cháo cá khoai lang

Nguyên liệu:

  • 100g cá quả (cá lóc) hoặc cá diêu hồng, cá basa
  • 50g khoai lang
  • 1 củ hành tím
  • 1 bát cháo trắng
  • 2 thìa cafe dầu ăn.

Cách làm:

  • B1: Miếng cá quả đem rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn
  • B2: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn
  • B3: Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.
  • B4: Phi thơm dầu ăn với hành tím, cho nước và cháo vào nấu sôi.
  • B5: Cho tiếp cá và khoai lang vào, nêm ít nước mắm ngon, nấu sôi lại là được.
  • B6: Múc cháo ra tô, cho dầu ăn.

Tham khảo thêm: Các món cháo ngon cho bé

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp các mẹ có biện pháp cải thiện tình trạng biếng ăn kém hấp thụ ở trẻ. Tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn cũng chính là nền tảng cần thiết giúp bé tăng cân và phát triển toàn diện.

 

 

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN