Trẻ biếng ăn khiến mẹ vô cùng đau đầu. Trẻ biếng ăn hay nôn trớ lại là vấn đề đáng lo ngại hơn. Vì sao trẻ biếng ăn hay nôn trớ và mẹ cần làm gì để hạn chế sẽ được giải đáp rõ trong bài viết này.
Vì sao trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Tình trạng hay nôn trớ rất dễ gặp ở trẻ biếng ăn. Bởi vốn dĩ, bé không thích ăn và ăn không ngon miệng. Khi bị ép, bé sẽ rất dễ bị nôn trớ.
Trẻ sơ sinh biếng ăn hay nôn trớ xảy ra phổ biến hơn do hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thường rất dễ bị ọc sữa vì các van trong dạ dày chưa hoạt động đồng bộ. Trẻ 2 tuổi, thậm chí 4-5 vẫn có thể bị nôn trớ do nhiều nguyên nhân.
Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn hay nôn trớ:
Do chế độ ăn uống và chăm sóc thiếu khoa học
- Cho trẻ bú quá no, ép trẻ ăn quá nhu cầu.
- Trẻ ăn quá thường xuyên một loại thức ăn nào đó. Hoặc vừa ăn một món lạ.
- Trẻ bị ép ăn những món mà trẻ không thích.
- Cho trẻ bú không đúng cách khiến con nuốt phải nhiều khí vào dạ dày.
- Đặt trẻ nằm ngay sau khi vừa ăn no.
- Băng rốn hoặc quấn tã quá chặt.
Do mắc bệnh lý
Trẻ biếng ăn hay nôn trớ có thể do bị mắc một trong số những bệnh lý dưới đây:
- Tiêu chảy, chậm nhu động ruột và tắc ruột…
- Nhiễm trùng thần kinh: viêm màng não mủ
- Viêm đường hô hấp trên
- Tăng áp lực nội sọ: Xuất huyết não do giảm tỷ lệ Prothrombin
- Rối loạn thần kinh thực vật
- Mắc hội chứng sinh dục thượng thận
- Dị tật đường tiêu hóa
- Tắc ruột, xoắn ruột
- Ngoài ra, hay nôn trớ là biểu hiện trẻ bị thiếu canxi.
Thiếu canxi là một nguyên nhân dẫn đến trẻ hay nôn trớ (Nguồn ảnh: Internet)
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị nôn trớ
Cách chăm sóc trẻ bị nôn trớ tại nhà
- Nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc. Nhanh chóng làm sạch chất nôn có trong khoang miệng, họng và mũi trẻ bằng cách hút hoặc lau bằng gạc mềm.
- Trấn an trẻ bằng cách khum bàn tay vỗ nhẹ vào hai bên lưng. Cách này cũng giúp trẻ bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
- Không bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn trớ. Hành động này sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi. Mẹ nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ con dậy từ từ.
- Vệ sinh mặt, cổ, người trẻ bằng nước ấm.
- Nếu trẻ bị nôn khi ngủ, mẹ đặt trẻ nằm nghiêng, kê cao đầu, để nửa người phía trên cao hơn nhằm tránh hiện tượng trào ngược.
- Sau khi trẻ ngừng nôn trớ, cho trẻ uống chút nước ấm hoặc nước điện giải để bù nước. Nếu trẻ đã trên 2 tuổi, mẹ có thể cho con uống một chút nước gừng ấm. Gừng có tác dụng làm ổn định đường ruột và giảm buồn nôn.
- Sau khi nôn trớ, con sẽ đói. Mẹ cần cho bé bú lại từ từ.
- Không tự ý dùng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Khi nào cần đưa trẻ bị nôn trớ đi khám?
Ngoài ra, nếu trẻ nôn trớ có những biểu hiện dưới đây, mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời:
- Có biểu hiện mất tri giác; sốt cao, đau đầu và đau bụng quằn quại
- Có dấu hiệu mất nước như miệng khô, tiểu ít
- Nôn ra máu hoặc mật
- Lơ mơ hoặc ở trạng thái kích thích
- Co giật
- Nôn trớ liên tục.
7 phương pháp hạn chế trẻ biếng ăn hay nôn trớ
Mẹ có thể giảm thiểu tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ bằng các phương pháp sau:
- Chia khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Cho trẻ ăn từ từ từng ít một, đủ cữ, không ép trẻ ăn quá nhu cầu.
- Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình đúng tư thế. Giữ bình sữa nghiêng 45 độ và cho sữa ngập núm vú bình để tránh việc bé nuốt phải không khí. Chọn núm vú cao su có lỗ vừa phải, không quá nhỏ hay quá lớn.
- Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú. Nên bế bé khoảng 10-15 phút và vỗ ợ hơi để giúp con tống bớt lượng khí thừa từ trong dạ dày ra ngoài.
- Không bế xốc, rung lắc, nô đùa khi trẻ vừa ăn no xong.
- Không để trẻ quá đói mới cho ăn. Vì khi đó con ăn vội vàng hơn và nuốt phải nhiều không khí.
- Massage nhẹ nhàng vùng quanh rốn để làm giảm co bóp dạ dày, hạn chế hiện tượng nôn trớ.
- Không quấn tã hoặc mặc quần áo quá chật cho trẻ sẽ gây áp lực nên dạ dày.
Cải thiện biếng ăn để hạn chế tình trạng nôn trớ
Trẻ biếng ăn dặm rất sợ thức ăn nên thường hay nôn trớ. Vì vậy, cải thiện chứng biếng ăn là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ.
Để giúp trẻ bớt biếng ăn, ăn ngon miệng và cải thiện hệ tiêu hóa tốt, mẹ có thể cho trẻ sử dụng siro thảo dược dành cho trẻ biếng ăn – Appetito BimBi. Đây là loại siro thảo dược đang được các bà mẹ Việt rất tin dùng bởi thành phần an toàn và không gây tác dụng phụ.
Trước khi tới Việt Nam, Appetito BimBi đã được tin dùng ở hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Sản phẩm gồm các thành phần chiết xuất từ 100% thảo dược như ngọn Centaury, rễ Long đởm vàng, hạt cỏ Cà ri, phấn hoa, mầm Lúa mì.
3 tác động ưu việt đối với trẻ biếng ăn của Appetito BimBi:
- Kích thích trẻ thèm ăn và ăn ngon tự nhiên
- Cải thiện chức năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất
- Bổ sung 22 loại acid amin, 18 loại vitamin, 27 nguyên tố vi lượng cùng nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe.
Appetito Bimbi – siro ăn ngon 3 tác động từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu
Trên đây là những giải pháp giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn hay nôn trớ. Để được tư vấn kỹ hơn về siro ăn ngon 3 tác động Appetito Bimbi, mẹ có thể liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí 18008070 hoặc hotline 0976807722.
Xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo tháng tuổi