Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn

Con biếng ăn là nỗi lo của hầu hết các bậc làm cha làm mẹ. Trẻ biếng ăn lâu ngày có thể gây ra nhiều hậu quả như: Trẻ gặp phải nguy cơ chậm phát triển, suy dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng, giảm sức đề kháng. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em, xây dựng thực đơn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ mẹ còn cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây khi xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn.

thuc-don-cho-tre-bieng-an

Biểu hiện của trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng dưới đây là 5 biểu hiện thường gặp nhất khi trẻ biếng ăn mẹ có thể phát hiện và tìm ra giải pháp điều chỉnh kịp thời:

  • Trẻ không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.
  • Con ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn lâu không chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút.
  • Quấy nhiễu trong giờ ăn: chạy trốn khi tới bữa, nghe thấy tiếng lanh canh của bát, thìa hoặc nhìn thấy thức ăn là có phản ứng buồn nôn, la khóc bướng bỉnh.
  • Số bữa hoặc lượng thức ăn ít hơn so với những bé cùng độ tuổi.
  • Trong bữa cơm, không chịu ăn một số loại thực phẩm như: cá, thịt, trứng, sữa và rất hay khó chịu.

Ngoài ra, đây cũng có thể là biểu hiện mà bé đang mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, sốt… nên dẫn đến tình trạng biếng ăn ngắn hạn ở trẻ. Hoặc cũng có thể do thực đơn của mẹ không phù hợp với khẩu vị của con.

Xem thêm: Thực đơn cho bé 1 tuổi

Hậu quả của việc biếng ăn lâu ngày ở trẻ

Theo TS.BS Cao Thị Hậu (Nguyên giám đốc trung tâm truyền thông và giáo dục – viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết “Ở trẻ biếng ăn, do ăn uống không đủ dinh dưỡng nên sức đề kháng của trẻ giảm, trẻ dễ bị mắc bệnh, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn về hô hấp, tiêu hoá. Trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng làm trẻ bị còi xương, thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc cũng như khả năng học tập, tiếp thu.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ em không chỉ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tính trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Do vậy, mẹ cần có những kiến thức cơ bản trong việc xây dựng thực đơn giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, năng lượng cho trẻ biếng ăn.

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn  

Cách cho bé ăn

Trẻ nhỏ còn bú mẹ

Với những trẻ còn bú mẹ, mẹ cần cho bé bú nhiều lần hơn nếu thời gian bú bình thường mỗi lần ít. Nếu trẻ không ngậm bú được, mẹ cần vắt sữa cho bé uống bằng thìa. Sữa mẹ cung cấp nguồn dưỡng chất thiết yếu cho bé, giúp tăng cường chất đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo cho con bú đủ sữa mỗi ngày.

Trẻ lớn hơn đã ăn bổ sung

  •  Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hoá và chia thành bữa nhỏ.
  •  Cần thay đổi thức ăn và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ tỏ ra thích hơn để khuyến khích trẻ ăn được nhiều, kích thích sự thèm ăn.
  • Cần tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ để tạo cảm giác ngon miệng cho bé, mẹ cũng có thể tạo động lực cho bé bằng việc cho các bé thi ăn xem ai ăn nhanh hơn, hoặc có những phần thưởng cho bé ăn ngoan để kích thích các tuyến tiêu hoá, hoật động, tăng bàI tiết men tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Những thực phẩm nên dùng cho trẻ biếng ăn

Mẹ cần chú trọng bồi dưỡng cho con bằng việc lên thực đơn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như:

a. Các loại thực phẩm giàu chất đạm (đặc biệt đạm nguồn gốc động vật)

thuc-pham-giau-dam-cho-tre-bieng-an

  • Trứng: Trong trứng có nhiều chất đạm, chất béo, muối khoáng và các loại vitamin nên trứng là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho trẻ em. Chất đạm trong trứng có đầy đủ các acid amin cần thiết ở tỷ lệ cân đối do đó trẻ sẽ dễ hấp thu. Phần lòng đỏ trứng có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn lòng trắng, lòng đỏ chứa nhiều chất đạm, chất béo, viamin và muối khoáng nên trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ còn trẻ trên 1 tuổi nên ăn cả lòng trắng lẫn lòng đỏ.
  • Thịt: Là thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt gà – 22,4% đạm, thịt bò – 21%, thịt nạc thăn – 19% đạm) trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể cho trẻ ăn thịt nạc vai, thịt mông sấn để tăng thêm năng lượng.  
  • Cá, tôm, cua: Cá, tôm, cua chứa nhiều chất đạm (16-20%) lại dễ tiêu hoá hơn thịt. Ngoài ra, chúng còn còn chứa nhiều canxi, phốt pho giúp trẻ tránh nguy cơ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Khi trẻ từ 7 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ tập ăn dần dần từ ít đến nhiều nhưng cần tập ăn sau đạm trứng, thịt.

Ngoài trứng, thịt thì đậu tương, đậu xanh, lạc cũng là thực phẩm thực vật cung cấp chất đạm, chất béo với giá thành rẻ.

b. Các loại thực phẩm giàu chất béo

Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng nó cung cấp hơn gấp đôi năng lượng so với chất đạm và chất bột. Ngoài ra nó giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K rất cần cho phát triển xương, mắt) và cung cấp các acid béo no cần thiết. Do vậy, mẹ cần cho bé ăn đủ lượng dầu, mỡ để đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi của trẻ.

Mẹ nên cho trẻ ăn cả dầu thực vật lẫn mỡ động vật đặc biệt là mỡ gà vì có chứa tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ, bên cạnh đó còn có chứa những acid béo no cần cho chuyển hoá của trẻ.

c. Các thực phẩm giàu glucid

Gạo, mì: Gạo, mì đóng vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng. Ngoài ra mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ rau, hoa quả tươi để cung cấp đủ các vitamin, chất xơ và các yếu tố vi lượng.

Lưu ý về cách chế biến và các bữa ăn cho trẻ

  • Không xay nhuyễn thức ăn: Thay vào việc xay nhuyện thức ăn mẹ nên băm nhỏ và nấu mềm thức ăn để trẻ tập nhai. Việc này sẽ giúp bé tự thưởng thức hương vị của từng loại thực phẩm, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động và không làm giảm đi hương vị, chất dinh dưỡng.
  • Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì chỉ với 3 bữa ăn chính và ép bé ăn quá no, mẹ có thể cho bé ăn 5,6 bữa/ngày với lượng thức ăn nhỏ hơn. Ngoài ra, có thể thêm bữa phụ bằng sữa, sữa chua, hoa quả, sinh tố… Mẹ tránh cho trẻ ăn bánh, kẹo trước bữa ăn sẽ khiến trẻ không muốn ăn khi đến bữa.
  • Không chế biến thức ăn quá đặc hoặc quá lỏng: Việc chế biến thức ăn quá đặc hoặc quá lỏng có thể khiến trẻ khó ăn hoặc phải ăn nhiều nước, nhanh no, giảm thiểu việc nhai nuốt của trẻ.
  • Lên thời gian biểu cho bữa ăn: Đối với những trẻ biếng ăn thì cha mẹ cần lên một thời gian biểu các bữa ăn. Ngoài ra, mẹ không nên cho trẻ đi ăn rong, sử dụng đồ chơi hoặc các chương trình giải trí, vì sẽ khiến trẻ mất tập trung và chất lượng bữa ăn giảm.

Trên đây là những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn hy vọng rằng mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để lên cho bé những thực đơn ăn uống đa dạng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé mỗi ngày. Chúc mẹ và bé mạnh khỏe!

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN