Trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và cân nặng của bé sẽ thấp hơn so với cân nặng trung bình của một đứa trẻ trong độ tuổi. Cân nặng trung bình tương đối thường do Tổ chức Y tế Thế Giới đưa ra hàng năm. Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng để bé có thể phát triển khỏe mạnh, tăng cân tốt như những đứa bé trong cùng độ tuổi.
Xem thêm: Trẻ biếng ăn kém hấp thu dinh dưỡng – nỗi lo không của riêng ai
Nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng
Trẻ sinh ra đã nhẹ cân, sinh non: Trẻ sinh ra đã bị nhẹ cân hoặc do sinh non thì việc phát triển cân nặng đều theo từng độ tuổi như những đứa trẻ cùng trang lứa khác sẽ là rất khó. Vì thế, đối với trẻ sinh ra đã nhẹ cân, cha mẹ cần theo dõi sát sao cân nặng trẻ để bổ sung dưỡng chất phù hợp.
Phương pháp nuôi dưỡng sai lầm: Trẻ không được nuôi dạy đúng phương pháp, không được quan tâm bổ sung dưỡng chất đều đặn theo nhóm tuổi, không được bú sữa mẹ đủ 6 tháng đầu, cho con bú không đúng cách hoặc ăn dặm thiếu cả về chất và lượng… cũng rất dễ dẫn đến bị suy dinh dưỡng.
Trẻ bị nhiễm khuẩn: Một số căn bệnh nhiễm khuẩn đặc biệt là nhiễm khuẩn về đường tiêu hóa sẽ khiến trẻ dễ bị nhẹ cân, bị suy dinh dưỡng.
Dấu hiệu trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng
Khi thấy con có một số biểu hiện dưới đây các bậc cha mẹ cần lưu ý chăm sóc bé và đưa con đến trung tâm y tế để bác sĩ thăm khám kịp thời. Những dấu hiệu trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng:
- Trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài, biếng ăn, ngủ kém, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, khi ngủ vặn vẹo, quẫy đạp không yên, dễ bị kích thích, quấy khóc và hay khóc đêm, thường mắc phải chứng rôm sảy.
- Đổ nhiều mồ hôi khi ăn, khi bú mẹ, nhất là khi ngủ (mồ hôi trộm).
- Trẻ chậm tăng cân, đứng cân từ 2 – 3 tháng, nghiêm trọng hơn là sút cân.
- Chậm biết đi, lâu mọc răng, da xanh, nhão. Tóc mọc ít và khá mỏng cũng là một dấu hiệu thường thấy.
- Trẻ kém linh hoạt, hay khóc, ít vận động, hay bực, hay cáu.
- Ngấn thịt xuất hiện ở cổ tay hoặc mắt cá
- Dễ bị táo bón hoặc đi ngoài phân sống.
- Trẻ lớn hơn hay kêu đau bụng, đau một lúc rồi hết, hay kêu đau nhức xương vào chiều tối hoặc ban đêm (hay gặp ở những xương dài như xương cẳng chân).
- Rụng tóc cũng là một triệu chứng hay gặp
- Đầu tiên, xương sọ sẽ bị ảnh hưởng, nhất là vào 3 tháng đầu sau sinh: thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu khép kín, có bướu đỉnh, bướu trán.
- Từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 12 xuất hiện các nốt ở đầu xương sườn và biến dạng lồng ngực, ngực dô ức gà, xương sườn cong. Sau 1 tuổi, biến dạng sẽ ảnh hưởng lên chi khi trẻ em đã tập đi: cong xương chi dưới hình chữ O, chữ X, đầu gối vẹo ra ngoài.
- Trẻ bị gù vẹo cột sống, khung chậu hẹp, chậm phát triển chiều cao.
- Cơ nhẽo, yếu cơ gây chậm vận động như chậm biết lẫy, biết ngồi, biết bò, biết đi.
Cách chăm sóc trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng
Việc chăm sóc trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng lên cân nặng ổn định bình thường như bao trẻ khác thì bạn cần kiên trì kết hợp nhiều nguyên tắc khác nhau:
Về môi trường sinh sống của trẻ
Trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần được sống, học tập và vui chơi trong môi trường sạch sẽ để có thể phát triển tốt nhất. Chính vì vậy các bậc phụ huynh hãy luôn đảm bảo rằng những nơi học tập, vui chơi, giường chiếu, sàn nhà, những món đồ chơi… nói chung tất tần tật những thứ trẻ tiếp xúc hàng ngày đều cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn nấm mốc xâm hại đến cơ thể bé để gây bệnh.
Về chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt bao gồm vệ sinh thân thể và các hoạt động thể chất. Cần sử dụng các loại xà phòng sát khuẩn để vệ sinh thân thể, vệ sinh chân tay cho bé sạch sẽ. Tạo cho bé thói quen rửa tay chân trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm lấn sâu vào hệ thống tiêu hóa gây ảnh hướng đến hấp thụ chất dinh dưỡng ở trẻ.
Mẹ đừng vì thấy con đang còi cọc suy dinh dưỡng mà không cho con vận động thường xuyên. Đây là việc làm sai lầm, hãy để bé thoải mái tiếp xúc với môi trường, thường xuyên vận động vừa giúp trẻ phát triển trí não, mà còn tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất, vận động cơ thể như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, nhảy dây hay các trò chơi vận động nhẹ nhàng khác để ổn định sức khỏe.
Quan tâm đến tâm lý của trẻ
Tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là với trẻ còi xương suy dinh dưỡng cần nhận được sự quan tâm, yêu thương từ người thân, thường xuyên được vỗ về để được phát triển tốt nhất. Thay vì việc cha mẹ suốt ngày la hét, quát mắng bắt con ăn thì cha mẹ cần vỗ về, hỏi han xem con thích ăn gì để làm cho con ăn.
Trẻ sẽ rất dễ hình thành các tâm lý mặc cảm, tự ty hay sợ hãi nếu thường xuyên chứng kiến hoặc bị bạo lực, quát mắng đánh đập… hay chỉ đơn giản việc người thân tranh cãi và có hành động không đúng mực trước mặt trẻ cũng sẽ gây những tổn thương tâm lý cho trẻ.
Ngoài ra, trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng cũng dễ bị mặc cảm về hình thể của mình. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, lắng nghe, chia sẻ với bé để bé có tâm lý tốt nhất. Nếu bé bị một số vấn đề về tâm lý mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên gia để được tư vấn.
Về chế độ dinh dưỡng
Điểu chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với trẻ còi xương suy dinh dưỡng. Vì vậy, trong bữa ăn, mẹ cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng, rau xanh,… Cần bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương; thêm dầu ăn vào bữa ăn hàng ngày của trẻ để sự hấp thu vitamin D được thuận lợi và tốt hơn.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Việc cho trẻ tắm nắng hàng ngày vào mỗi buổi sáng từ 10 – 15 phút sẽ giúp trẻ hấp thu Vitamin D tốt hơn để chống còi xương (mẹ cần lưu ý cho con tắm nắng trước 9 giờ sáng chứ không nên cho con tắm lúc nắng gắt sẽ khiến con bỏng rát).
Cho trẻ uống bổ sung thêm các thuốc bổ sung canxi giành cho trẻ em để đáp ứng nhu cầu canxi cho trẻ để chống tình trạng còi xương.
Cho trẻ bú mẹ đủ nhu cầu, ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày.
Bổ sung chất dinh dưỡng và nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ
Bổ sung chất dinh dưỡng
Hiện nay trên thị trường có xuất hiện nhiều loại dược phẩm rất tốt cho việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn những loại dược phẩm có chiết xuất từ thảo dược tự nhiên hoặc tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để tìm ra loại thực phẩm có lợi nhất.
APPETITO là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại châu Âu nên rất phù hợp với những đối tượng yêu cầu chế phẩm có độ an toàn cao như trẻ nhỏ. Appetito bimbi bổ sung dinh dưỡng từ thực vật, hỗ trợ phục hồi cơ thể trẻ sau ốm dậy, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng.
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho trẻ
- Thứ nhất: Không chỉ tăng cường chất dinh dưỡng bổ sung cho bé mà bạn cần đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, đa dạng các loại chất dinh dưỡng khác nhau tùy theo độ tuổi, sau đó chế biến thành món ăn phù hợp đối với trẻ.
- Thứ hai: Thêm dầu mỡ vào các món ăn cho bé. Dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu sử dụng dầu ăn có trong món ăn dặm.
- Thứ ba: Nấu cháo đặc cho bé bởi vì cháo loãng chỉ cung cấp nhiều nước cho bé, khiến bụng nhanh no nhưng cơ thể hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng. Vì thế, hãy chế biến cháo cho trẻ ở dạng đặc (tùy khẩu vị của từng bé) để cung cấp dưỡng chất.
- Thứ tư: Bổ sung các bữa phụ: Các bữa phụ có thể được cung cấp bằng những thực phẩm như trái cây, sữa… Tuy nhiên, bữa phụ nên được cung cấp sau bữa chính khoảng 2 tiếng để thực sự hiệu quả. Các bữa ăn của trẻ suy dinh dưỡng nên được chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày 5-6 lần nhưng thực sự hiệu quả chứ không nên ép trẻ ăn dồn 3 bữa một ngày.
- Thứ năm: Các món ăn cần chế biến có hương thơm, mùi vị và sắp xếp bắt mắt để hấp dẫn trẻ.
- Thứ sáu: Quan trọng nhất là tạo cho trẻ cảm giác thèm ăn và ăn ngon tự nhiên nên sử dụng siro Appetito bimbi của Ý – 100% từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu.
Hy vọng với những cách chăm sóc trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để chăm sóc bé phát triển khỏe mạnh như những đứa trẻ cùng trang lứa.
Để tư vấn chi tiết về cách chăm trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng đọc giả vui lòng liên hệ tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 18008070 (miễn cước) hoặc hotline 0971 69 84.68 (24/7) để nhận được giải đáp từ chuyên gia