Bé yêu đã bước sang tháng tuổi thứ 8 và bạn đang băn khoăn không biết bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn? Bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ thông tin chính xác về cân nặng chuẩn của bé 8 tháng và bật mí nhiều thông tin hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi.
Bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg theo chuẩn WHO?
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), cân nặng chuẩn của bé 8 tháng tuổi như sau:
- Bé trai: nặng 8.6 kg là đạt chuẩn. Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu chỉ đạt 7kg, nguy cơ béo phì khi nặng 10.5 kg.
- Bé gái: nặng 7.9 kg là đạt chuẩn. Bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu chỉ đạt 6.3 kg và nguy cơ béo phì khi nặng 10 kg.
Khi bé 8 tháng có cân nặng thấp hơn so với cân nặng chuẩn, mẹ cần lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng của bé. Trái lại, nếu con thừa cân, mẹ cũng cần tìm cách kiểm soát cân nặng của con. Tốt nhất, khi bé có cân nặng thấp hoặc cao hơn cân nặng chuẩn từ 1-2kg, mẹ nên đưa bé đi khám dinh dưỡng để được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Có thể mẹ quan tâm:
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bé 8 tháng tuổi
Trẻ 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Để đạt được mức cân nặng chuẩn, mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học cho bé 8 tháng tuổi. Nguồn dinh dưỡng chính của bé 8 tháng vẫn là sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm 2-3 bữa mỗi ngày.
Cụ thể, chế độ ăn của bé 8 tháng cần đảm bảo:
- Bú sữa mẹ ít nhất 5 cữ hoặc 770ml – 950ml sữa công thức.
- Uống 60ml-120ml nước hoặc nước ép trái cây
- 2-3 phần ngũ cốc (1 phần ăn = 1- 2 muỗng)
- 2 phần trái cây (1 phần ăn = 2-3 muỗng)
- 2-3 khẩu phần rau (1 phần ăn = 2-3 muỗng)
- 1-2 khẩu phần chứa protein (1 phần ăn = 1-2 muỗng).
Trẻ 8 tháng tuổi nên ăn gì?
Dưới đây là danh sách những món ăn giàu chất dinh dưỡng mà mẹ nên đưa vào thực đơn cho bé 8 tháng tuổi mỗi ngày:
- Tinh bột: gạo, lúa mạch, khoai lang, khoai tây, ngô…
- Chất đạm: thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá hồi, đậu hũ, lòng đỏ trứng, phô mai…
- Rau củ: bí ngô, cà rốt, bí ngòi, bông cải xanh, măng tây…
- Trái cây: Chuối, bơ, táo, xoài, dâu tây…
Các thực phẩm cần tránh cho bé 8 tháng tuổi
- Mật ong
- Sữa bò
- Trái cây có hạt
- Một số loại rau chứa hàm lượng nitrat cao: rau chân vịt, thì là, xà lách…
- Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao: cá thu, cá ngừ, cá kiếm…
- Muối
- Các loại hạt: hạnh nhân, lạc, óc chó…
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân nhanh
Để giúp 8 tháng tăng cân nhanh, mẹ nên cho bé ăn dặm thường xuyên với những món cháo bổ dưỡng dưới đây:
Cháo thịt heo bí đao
- Nguyên liệu: gạo tẻ, bí đao, thịt heo, dầu ăn cho bé
- Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, nấu nhừ. Thịt và bí đao xay nhuyễn. Sau đó, cho hỗn hợp thịt và bí vào cháo nấu đến chín mềm thì tắt bếp. Cho thêm dầu ăn rồi để nguội trước khi cho bé thưởng thức.
Cháo thịt heo nấm rơm
- Nguyên liệu: gạo tẻ, nấm rơm, thịt heo nạc, dầu ăn cho trẻ em.
- Cách chế biến: Gạo tẻ vo sạch, nấu nhừ. Thịt nạc xay nhuyễn, cho vào cháo nấu đến khi thịt chín mềm. Sau đó, cho nấm rơm đã băm nhuyễn vào nấu chín. Thêm dầu ăn vào cháo, khuấy đều. Mẹ nên cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm để giữ được hương vị thơm ngon.
Cháo cá cà rốt
- Nguyên liệu: Cháo gạo tẻ, cà rốt, thịt cá trắng, dầu ăn…
- Cách chế biến: Thịt cá, cà rốt hấp chín, tán nhuyễn. Trộn cá và cà rốt vào cháo nấu cho đến khi nhừ. Cho thêm dầu ăn vào và khuấy đều trước khi cho bé thưởng thức.
Hy vọng, bài viết đã giúp mẹ giải đáp được thắc mắc bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn. Nếu cân nặng của bé thấp hoặc cao hơn so với chuẩn một chút thì mẹ không cần quá lo lắng. Bởi tốc độ tăng trưởng ở mỗi bé là khác nhau. Để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ cần chăm chút chế độ dinh dưỡng cho bé thật tốt. Đồng thời, khuyến khích bé vận động để tăng cường sức đề kháng và ăn uống ngon miệng hơn.