Một vấn đề nhiều cha mẹ đặt ra là làm sao giúp trẻ nhẹ cân có thể tăng cân? Làm sao biết mức độ tăng cân của trẻ là trong trạng thái hợp lí và khỏe mạnh?
Xem thêm: Trẻ chậm tăng cân – mẹ cần sáng suốt
Mập mạp không có nghĩa là trẻ đang khỏe mạnh.
Nhiều ông bà, cha mẹ thường có quan điểm: Con trẻ nhìn bụ bẫm, mập mạp là khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự mập mạp của trẻ cần 3 điều kiện sau mới được cho là khỏe mạnh.
Điều kiện thứ 1: Cân nặng trong mức giới hạn
Trẻ từ 2 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng cách tính BMI để theo dõi mức tăng trưởng của trẻ “Liệu tăng trưởng của trẻ có nằm trong mức giới hạn khỏe mạnh”
BMI là chỉ số khối của cơ thể và được tính dựa trên cân nặng (tính theo kg) và chiều cao (tính theo m)
BMI = [Số cân nặng (kg)] / [Chiều cao (m)]2
Làm sao sử dụng chỉ số BMI để theo dõi tăng trưởng cho trẻ từ 2 tuổi?
Dùng chỉ số BMI để xác định vị trí bách phân vị của trẻ trong biểu đồ tăng trưởng
*BMI cho vị trí bách phân nhỏ hơn 5%: Trẻ có nguy cơ nhẹ cân
*BMI cho vị trí bách phân nằm trong khoảng 5% – 85%: Trẻ có cân nặng khỏe mạnh
*BMI cho vị trí bách phân lớn hơn 85%: Trẻ có nguy cơ thừa cân
*BMI cho vị trí bách phân lớn hơn 90%: Trẻ có nguy cơ béo phì
Điều kiện thứ 2: Dinh dưỡng của trẻ được phân bố đều
Cha mẹ thực sự ít để ý nguyên nhân gây thừa cân của trẻ là do sự thiếu cân bằng trong chế độ ăn hằng ngày. Rất nhiều trẻ có xu hướng ăn lệch trong khẩu phần như chỉ ăn những dạng bánh tiện lợi:bánh snack chứa nhiều đường, muối hoặc rất thích ăn những món rán/chiên. Điều này dẫn đến: sự tăng cân của trẻ là thiên lệch và không cân bằng. Do đó, sự thiếu chất dinh dưỡng vẫn có thể xảy ra ở trẻ mập mạp. Nhưng rất tiếc, cha mẹ lại cho rằng việc trẻ mập mạp dù là theo cách nào cũng đều tốt.
Xem thêm: Cảnh báo lợi bất cập hại khi lạm thuốc tăng cân cho trẻ
Trẻ muốn tăng cân khỏe mạnh mẹ cần làm gì?
Phân bổ các nhóm dưỡng chất hợp lý là yếu tố quan trọng để duy trì cân nặng khỏe mạnh:
*Ưu tiên bổ sung và lựa chọn nguồn đạm: nguồn đạm tốt có thể lấy từ thịt gà , thịt heo nạc, cá (cá thu/cá chép/cá hồi/lươn), thịt bò nạc, trứng, phô mai và sữa. Với sữa nên chọn nguồn sữa có thành phần đạm chất lượng, gần giống với hàm lượng đạm trong sữa mẹ. Cung cấp thừa đạm trong giai đoạn đầu đời có thể gia tăng nguy cơ tiết insulin và hóc-môn tăng trưởng giống insulin (IG-F1), và chuyển hóa mỡ bất thường, tăng tích lũy mỡ, gây thừa cân béo phì. Khi lựa chọn sữa, bậc cha mẹ nên tìm hiểu những dòng sữa có Đạm Chất Lượng với hàm lượng đạm vừa đủ và chất lượng đạm cao (có thể đọc thành phần chất đạm với tương đương 1.8 gram/100kcal là được), để trẻ tăng cân khỏe mạnh.
*Gia tăng sử dụng các nguồn chất béo không bão hòa đa nối đôi từ trái bơ, hạt, dầu thực vật, cá hồi, cá chép, lươn và cá thu. Hạn chế các chất béo từ công nghiệp, VD chất béo Trans có trong những thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên hoặc những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa.
*Trẻ nên được làm quen với chất ngọt từ tự nhiên theo thứ tự tăng dần. Hàm lượng đường trong các loại trái cây sẽ khác nhau, tương đương với độ ngọt của chúng cũng khác nhau. Nên giới thiệu cho trẻ làm quen với loại ít đường trước, sau đó giới thiệu đến những loại nhiều đường thì trẻ ít có xu hướng ăn thiên lệch về đường.
Điều kiện thứ 3: Vận động vui chơi đầy đủ
Vận động vui chơi là 1 trong những yếu tố cần có cho quản lý cân nặng. Vận động sẽ giúp tiêu thụ những năng lượng dư thừa để cân bằng.
Các hoạt động khuyến khích trong độ tuổi từ 2 tuổi trở lên: Bơi lội và đạp xe. Duy trì 3 lần/tuần
*Trẻ từ 2-4 tuổi: không quá 35 phút/ lần, bao gồm bài khởi động, bài tập chính, bài tập thư giãn
*Trẻ từ 5-15 tuổi: không quá 90 phút/ lần, bao gồm bài khởi động, bài tập chính, bài tập thư giãn
CDC (2015) About BMI for teen and children. Accessed on 12 October 2017
#TăngCânKhỏeMạnh