GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG TRẺ BIẾNG ĂN CHẬM LỚN HIỆU QUẢ

Trẻ biếng ăn chậm lớn nguyên nhân do trẻ bệnh, hệ tiêu hóa kém hấp thu, hoặc biếng ăn vào giai đoạn sinh lý… Một trong những nguyên nhân mà ít cha mẹ ngờ tới chính là cách chăm sóc con chưa khoa học. Hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn sẽ giúp mẹ nhanh chóng cải thiện được tình trạng này cho con.

Theo PGS, TS Trần Văn Cường (Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam), nước ta đang phải đối mặt thách thức về tỷ lệ thấp còi, suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi rất cao, khoảng 23,8%, tỷ lệ nhẹ cân 13,8% (2017). Theo đó, cứ 4 trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi và suy dinh dưỡng.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ biếng ăn có nguy cơ thua kém trẻ ăn uống bình thường về chỉ số thể trọng BMI là 6-22%; chỉ số phát triển trí tuệ MDI thấp hơn 14 điểm (chỉ số phát triển trí tuệ của trẻ biếng ăn đạt trung bình 96 điểm, còn trẻ ăn uống bình thường đạt 110 điểm).

Trẻ biếng ăn thường bị thiếu dinh dưỡng, dễ mắc bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… Tần suất ốm đau cũng cao hơn nhiều lần hơn so với trẻ bình thường cùng lứa.

Trẻ biếng ăn chậm lớn

Trẻ biếng ăn chậm lớn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao

Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn chậm lớn ở trẻ. Trong đó, mẹ cần lưu ý một số nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn chính sau:

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì đương nhiên sẽ dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, chậm lớn. Ví dụ như chế độ ăn nhiều đạm nhưng thiếu tinh bột, thiếu rau xanh, hoa quả và dầu mỡ. hoặc bữa ăn nhiều tinh bột nhưng thiếu đạm như trẻ trẻ chỉ ăn cơm với nước canh… 

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn nhưng không phải cha mẹ nào cũng biết. Vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, các vitamin… là những chất mà cơ thể cần rất ít, chủ yếu được đưa vào cơ thể qua chế độ ăn uống. Chúng tham gia vào hoạt động của cơ thể, trong đó có hệ bài tiết. Thiếu vi chất dinh dưỡng sẽ làm giảm bài tiết men tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn và làm thiếu vi chất dinh dưỡng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ lười ăn, chậm lớn.

Giải pháp về Tình trạng biếng ăn chậm lớn từ chuyên gia dinh dưỡng

bac si nga

TS. BS Phan Bích Nga

Viện trưởng viện dinh dưỡng nhi khoa quốc gia – Phó chủ tịch hội dinh dưỡng nhi khoa Việt Nam

Loạn khuẩn đường ruột

Bình thường hệ vi sinh đường ruột luôn đạt trạng thái cân bằng: chứa 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, do nguyên nhân nào đó mà tỷ lệ này bị mất cân bằng thì gọi là loạn khuẩn đường ruột. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý nào đó, làm tiêu diệt cả lợi khuẩn và hại khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thụ dưỡng chất.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản, hay nôn trớ
  • Trẻ quá hiếu động, mải chơi, không chú ý tới ăn uống
  • Trẻ ăn vặt nhiều, không muốn ăn bữa chính
  • Mắc các bệnh lý như viêm đường hô hấp, bệnh về răng miệng…
Nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm lớn

Trẻ biếng ăn chậm lớn do chế độ ăn nghèo nàn

Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn chậm lớn

Biện pháp đơn giản nhất để nhận biết trẻ có bị biếng ăn chậm lớn hay không là theo dõi sát sao chỉ số tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ. Nếu cân nặng của trẻ nằm ở suy dinh dưỡng hoặc đe doạn suy dinh dưỡng thì bố mẹ cần hết sức lưu ý.

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi mà mẹ có thể tham khảo:

bang-tieu-chuan-can-nang-cho-be-trai-tu-0-den-5-tuoi

bang-tieu-chuan-can-nang-cho-be-gai-tu-0-den-5-tuoi

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao?

Tình trạng biếng ăn cân kéo dài khiến cơ thể trẻ không có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển, dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng và trí não… Cha mẹ cần tích cực áp dụng các biện pháp dưới đây để giúp con ăn uống ngon miệng và tăng cân trở lại.

Gợi ý: Mẹo hay giúp trẻ biếng ăn chậm tăng cân ăn ngon không cần ép

Bé nhà bạn gặp tình trạng biếng ăn, ăn không ngon, chậm tăng cân. Để lại số điện thoại nhận tư vấn Miễn phí từ Chuyên gia Sức khỏe

Cho trẻ bú sữa mẹ

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và kéo dài đến 24 tháng tuổi. Theo một vài nghiên cứu, trẻ bú sữa mẹ sẽ có vị giác tốt hơn trẻ uống sữa công thức. Những thực phẩm mẹ ăn sẽ được chuyển hóa vào sữa và khi trẻ bú sẽ gián tiếp hấp thu. Điều này sẽ làm khẩu vị của trẻ trở nên đa dạng hơn.

Cho trẻ ăn vừa đủ

Mẹ cần xem khả năng ăn uống của con và tính toán lượng thức ăn cho trẻ một cách hợp lý. Tránh tình trạng cho con ăn quá nhiều dẫn đến nôn trớ, ăn không ngon miệng.

Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt

Mẹ cần hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt, nước có ga. Vì chúng làm giảm sự thèm ăn và gây mất cân bằng dinh dưỡng. Mẹ nên cho trẻ uống nước lọc để giúp con không bị đầy bụng và ăn uống tốt hơn.

Đảm bảo chế độ ăn khoa học, đa dạng

Sau 6 tháng, trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Mẹ cần chế biến thức ăn cho trẻ từ dạng lỏng rồi đặc dần để con từ từ làm quen. Mẹ nên thiết lập một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ những nhóm thực phẩm quan trọng đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao?

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao?

Khiến con tò mò về món ăn

Nếu trẻ chậm lớn nhất quyết không chịu ăn món mới, mẹ tuyệt đối không được doạ nạt, ép buộc con. Việc này sẽ khiến não bộ của trẻ phản ứng kháng lại với thực phẩm này.

Trẻ thường rất hay tò mò về những thứ mới mẻ và bắt mắt. Mẹ có thể tận dụng điểm này để kích thích con muốn nếm thử đồ ăn bằng cách trang trí bắt mắt và giới thiệu lợi ích của món ăn. Khi đó, trẻ sẽ muốn chạm vào và nếm thử hơn.

Để trẻ ăn trong vui vẻ

Trước khi ăn, mẹ nên cho trẻ vui chơi thoải mái. Việc này vừa giúp trẻ có cảm giác đói, vừa tạo được tâm lý thoải mái trước khi ăn cho con. Trong bữa ăn, người lớn cần tạo không khí ăn uống vui vẻ hơn, tránh những tranh cãi gây ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

Trước khi vào bữa, mẹ có thể bắt nhịp cho con hát những bài hát liên quan đến thức ăn, cho con xem những chương trình về ăn uống. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ nên kể những câu chuyện liên quan đến ăn uống. Điều này sẽ kích thích trí tò mò của trẻ về món ăn.

Khuyến khích trẻ vận động

Việc cho trẻ vận động, vui chơi ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp con có cảm giác đói, ăn uống ngon miệng, ngủ sâu giấc và lên cân đều.

Chăm sóc giấc ngủ cho trẻ

Tạo cho trẻ thói quen đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ, đủ giấc vào buổi tối. Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và cân nặng cũng được cải thiện.

Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ từ các loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn chậm lớn. Tuy nhiên, mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc cho trẻ biếng ăn chậm lớn. Bởi trên thị trường có nhiều loại thuốc cho trẻ biếng ăn bị cấm, gây cảm giác béo giả, rất nguy hiểm. =>  Ngoài áp dụng các biện pháp trên, song song với đó cha mẹ cần bổ sung cho trẻ sản phẩm giúp phục tình trạng dinh dưỡng và cải thiện biếng ăn hiệu quả để trẻ ăn ngon miệng và tăng cân đều.  

Giải pháp về Tình trạng biếng ăn chậm lớn từ chuyên gia dinh dưỡng

bac si nga

TS. BS Phan Bích Nga

Viện trưởng viện dinh dưỡng nhi khoa quốc gia – Phó chủ tịch hội dinh dưỡng nhi khoa Việt Nam

Mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn vặt đúng giờ.

Mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn vặt đúng giờ.

Tạo không khí vui vẻ khi ăn

Không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn cũng ảnh hưởng đến tâm lý, sự hứng thú trong ăn uống của trẻ. Cách tốt nhất là bố mẹ hãy tạo điều kiện cho trẻ ăn cùng gia đình. Quan sát mọi người ăn uống ngon miệng cũng giúp trẻ thèm ăn và hứng thú hơn rất nhiều.

Một số câu hỏi liên quan đến trẻ biếng ăn chậm lớn

Trẻ 1 tuổi biếng ăn chậm lớn có nên dùng thuốc bổ không?

Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao? Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây độ tuổi gặp tình trạng trẻ biếng ăn khá phổ biến nguyên nhân do trẻ tập làm quen thức ăn mới, giai đoạn trùng với nhiều giai đoạn phát triển sinh lý như tập đi, tập nói khiến trẻ dễ bị mất tập trung trong ăn uống. Đặc biệt giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi còn được gọi là giai đoạn “Khoảng trống kẽm, sắt” trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng điển hình là Kẽm, sắt sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém, giảm hấp thu. Chính vì vậy để cải thiện biếng ăn và chậm tăng cân ở độ tuổi này cha mẹ chú ý chế độ ăn dặm đúng cách, tạo thói quen ăn uống ngay từ đầu, và bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng điển Kẽm, sắt đủ cho nhu cầu hằng ngày.

Cách chăm sóc trẻ 2 tuổi biếng ăn chậm lớn như thế nào?

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen chủ động khi ăn. Cứ đến giờ ăn là phải ngồi vào bàn ăn! Bé tập xúc thức ăn và đặc biệt không được ăn vặt trước khi đến bữa chính.

Không cho bé 2 tuổi vừa ăn vừa xem tivi hay điện thoại hoặc chơi bất cứ loại đồ chơi nào khác. Bởi điều này sẽ làm bé mất tập trung khi ăn, gây hại đến dạ dày.

Không nên hứa với trẻ phần thường khi ăn vì trẻ sẽ nhớ điều đó suốt bữa ăn. Trẻ ăn thụ động không cảm giác được vị ngon của thức ăn. Bên cạnh đó, việc này còn tạo thói quen xấu vì bố mẹ nói dối, chỉ hứa suông.

Nếu trẻ biếng ăn quá 7 ngày nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ lấy lại cảm giác ngon miệng, tăng cường tiêu hóa hấp thu, bổ sung vi chất dinh dưỡng từ thực vật tránh để tình trạng biếng ăn dẫn chậm tặng cân

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen chủ động khi ăn

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen chủ động khi ăn

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi biếng ăn chậm lớn là gì?

  • Trẻ được hình thành thói quen từ trước, chỉ thích ăn cháo hoặc cơm trắng. Trẻ không thích làm quen với món ăn mới.
  • Bố mẹ “ép” con ăn quá nhiều khiến trẻ hình thành cảm giác sợ hãi, không còn hứng thú với ăn uống.
  • Cách chế biến đồ ăn của mẹ chưa hấp dẫn, không kích thích trẻ.
  • Trẻ ăn vặt trước khi ăn bữa chính. Lúc này, trẻ đã ngang dạ không còn cảm giác đói, không cảm thấy thèm ăn.
  • Bố mẹ không nên bỏ qua nguyên nhân trẻ mắc một số bệnh liên quan đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, viêm phổi, đau họng… khiến trẻ bỏ bữa, biếng ăn.

Cách khắc phục tình trạng trẻ 4 tuổi biếng ăn chậm lớn

Con biếng ăn chậm lớn phải làm sao? Để khắc phục tình trạng trẻ 4 tuổi biếng ăn thì mẹ cần kiên nhẫn và thực hiện những giải pháp dưới đây:

  • Nếu trẻ 4 tuổi biếng ăn do các nguyên nhân bệnh lý thì mẹ cần theo dõi tình trạng bệnh của trẻ và tìm cách điều trị tận gốc.
  • Tuyệt đối không ép trẻ ăn đủ số lượng, chỉ nên khuyến khích trẻ thèm ăn bằng những món hấp dẫn.
  • Chế biến những món ăn hấp dẫn, hợp khẩu vị của trẻ và thay đổi thực đơn ăn uống hàng ngày để trẻ không cảm thấy nhàm chán.
  • Cho trẻ ăn vào giờ cố định, điều này giúp hình thành thói quen ăn uống khoa học và trẻ cũng sẽ ăn ngon miệng hơn.
  • Với những giải pháp cho trẻ biếng ăn chậm lớn trên đây sẽ giúp mẹ cải thiện được tình trạng biếng ăn của trẻ. Từ đó, giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cân đạt chuẩn.
  • Đối trẻ biếng ăn giai đoạn này thường biếng ăn kéo dài bên cạnh việc áp đúng các phương pháp trên các mẹ chú ý cần thêm giải pháp hỗ trợ cho trẻ đáp ứng được 3 tiêu chí: giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường tiêu hóa hấp thu và bổ sung được các vi chất dinh dưỡng từ thực vật một cách đầy đủ.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp mẹ cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn thường gặp. Cha mẹ luôn là người bạn đồng hành cùng con trên suốt chặng đường phát triển. Bởi vậy, hãy luôn quan tâm, lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu những nhu cầu của con để giúp trẻ phát triển tốt nhất mẹ nhé!

Fitobimbi Appetito – Giải pháp cho trẻ biếng ăn, chậm tăng cân từ viện dinh dưỡng Quốc Gia

Fitobimbi Appetito – giải pháp cho trẻ biếng ăn theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Theo phác đồ, để xử trí trẻ biếng ăn ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng và tâm lý cần bổ sung sản phẩm dinh dưỡng để hỗ trợ phục hồi tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và cải thiện tình trạng biếng ăn. Và TPBVSK Fitobimbi Appetito – siro ăn ngon 3 tác động được phác đồ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lý dinh dưỡng trẻ em khuyên dùng.

Để cảm nhận hiệu quả của siro Fitobimbi Appetito đối với chứng biếng ăn ở trẻ, hãy lắng nghe chia sẻ từ các mẹ trong video sau đây:

Để được tư vấn chi tiết về cách chăm trẻ biếng ăn chậm lớn, độc giả vui lòng liên hệ tới hotline 0976807722 (24/7).

diem-ban san-pham
diem-ban

Bình luận của bạn

  1. Đặng Thị Thu Phương đã bình luận

    Con nhà em dk 7,5 tháng cháu rất lười ăn dặm. Cháu toàn ngậm thức ăn trong miệng rất lâu ko chịu nuốt. Vì thế nên gần 2 tháng nay ko tăng dk cân. Em muốn tìm giải pháp cho con mà khó quá. Sữa cháu cũng ki uống chỉ bị mẹ. Cân nặng hiện tại của cháu là 7.5 kg ạ.

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn Thu Phương,
      Trẻ 7,5 tháng cân nặng 7,5 kg theo chuẩn cân nặng của WHO trẻ đang nằm trong nhóm cận suy dinh dưỡng. Với tình trạng trẻ ngậm thức ăn trong miệng bạn nên áp dụng một số cách sau:
      +Chia nhỏ bữa ăn: Với trẻ có thói quen ngậm thức ăn ngay từ đầu, mẹ cần phải chia nhỏ thời gian và bữa ăn để kích thích việc ăn uống ở con.
      +Không thúc ép con ăn: việc thúc ép sẽ khiến con sợ ăn, kén ăn và dẫn tới ngậm thức ăn thường xuyên hơn.
      +Không kéo dài thời gian ăn: Bạn chỉ nên cho con ăn trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lại. Khoảng thời gian này vừa đủ để con ăn no, không cảm thấy chán ghét việc ăn và hạn chế tình trạng ngậm thức ăn. Nếu trong 30 phút, con ăn không hết, bạn có thể dừng bữa ăn.
      +Thay đổi thực đơn liên tục: Ăn mãi một món, con sẽ chán ăn, nhưng thay đổi thường xuyên con sẽ yêu thích việc ăn uống hơn.
      Ngoài những cách trên bạn nên kết hợp với sản phẩm siro ăn ngon thảo dược Fitobimbi Appetito 3 tác động toàn diện. Sản phẩm với công thức độc quyền, thành phần chỉ có bên châu Âu như hạt cỏ Cari, ngọn Centaury, rễ long đởm vàng, Phấn hoa, mầm Lúa mì. Đặc biệt trẻ nhỏ vẫn ăn ngon tự nhiên không bị lệ thuộc.
      Để biết thêm chi tiết sản phẩm bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 8070 chuyên gia dinh dương tư vấn miễn phí.
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe.

  2. Thanh Hà đã bình luận

    Cho em hỏi cháu em được 18tháng rồi mà được 10,5kg cháu ăn nhiều nhưng không tăng cân củng không hấp thu được vậy cháu nhà em có phải suy dinh dưỡng không ạ. Và có biện pháp nào giúp trẻ nhà em thoát khỏi còi cọc không ạ

    • Chuyên gia tư vấn đã bình luận

      Chào bạn Thanh Hà,
      Bé 18 tháng, nặng 10,5kg, nếu con vận động, phản xạ tốt thì không đáng ngại bạn nhé.
      Bạn tham khảo chuẩn cân nặng cho bé như sau:
      Từ 0 – 3 tháng tuổi, trẻ tăng được khoảng 150-200gr/tuần (tức khoảng 20 – 30gr/ngày, hoặc 600 – 900gr/tháng).
      Từ 3 – 6 tháng tuổi, tốc độ tăng cân ở trẻ chậm lại, và đa số trẻ tăng được khoảng 100 – 150gr/tuần (tức khoảng 15-20gr/ngày, hoặc 450-600gr/tháng).
      Từ 6 – 12 tháng tuổi, tương ứng với khoảng thời gian ăn dặm của trẻ, tốc độ tăng trưởng của trẻ vẫn giống như 3 – 6 tháng tuổi, và có thể chậm hơn. Trẻ tăng được khoảng 100 -150gr/tuần (tức khoảng 15-20gr/ngày, hoặc 450-600gr/tháng).
      Từ 1 tuổi – 5 tuổi: mỗi năm bé tăng trung bình được 2kg mà thôi.
      Để tư vấn thông tin chăm sóc bé bạn vui lòng gọi tới tổng đài tư vấn sức khỏe 18008070 (miễn cước) để được chuyên gia tư vấn
      Chúc bạn sức khỏe!

  3. Thắng đã bình luận

    Bé nhà e 34 tháng mà có 11kg lười ăn phải lm j ak

    • cskh đã bình luận

      Chào bạn. Bé nhà bạn dù là trai hay gái, cân nặng của con hiện tại thấp hơn so với chuẩn rất nhiều và đang ở ngưỡng suy dinh dưỡng .Tốt nhất bạn nên cho bé tái khám tại viện dinh dưỡng quốc gia, viện nhi đồng… để các bác sĩ dinh dưỡng tìm ra nguyên nhân biếng ăn và điều trị hiệu quả hơn.
      Đối với những trẻ nhẹ cân suy dinh dưỡng bạn cần kiên trì cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển. Chế độ ăn của bé cần khoảng 300-500ml sữa (bao gồm sữa công thức và các sản phẩm từ sữa…
      Trong thời gian này tốt nhất bạn nên sử dụng những loại sữa cao năng lượng như pediasure, Grow plus…hoặc lựa chọn bất cứ loại sữa phù hợp với lứa tuổi của bé và tình hình tài chính của gia đình.
      Bên cạnh đó bé cần 3 bữa cơm nát (cháo, mỳ, phở, súp…), Gồm 1- 1,5 chén cơm, nửa chén thịt (cá, lươn, tôm…), một chén canh rau, củ và 10ml dầu ăn trẻ em (có thể cho vào cơm hoặc canh.Khi chế biến món ăn bạn cần tăng các món xào, rán vì tăng chất béo sẽ tăng thêm nhiều năng lượng trong khẩu phần,
      Nên thay đổi đa dạng các loại thực phẩm… không nên ép bé ăn, thời gian ăn không quá 30 phút/bữa, nên tăng thêm bữa cho bé khi không đủ khẩu phần.
      Để giúp bé hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn khi đó bé mới tăng cân tốt được thì bạn cần bổ sung cho bé bộ sản phẩm Appetito và Ferro C:
      – Siro Fitobimbi Appetito 100% thảo dược chuẩn hóa châu ÂU, giúp bé ăn ngon với 3 tác động:
      1. Dịch chiết hạt cỏ cari giúp tăng cảm giác ăn ngon ở trẻ.
      2. Thành phần ưu việt nhất hiện nay để giúp hệ tiêu hóa ổn định, giúp tiết dịch mật và enzyme tiêu hóa tư nhiên, tăng cường chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng là dịch chiết ngọn Centaury kết hợp với Long đởm vàng.
      3. Giúp bổ sung vi chất và khoáng chất thiết yếu từ thực vật (lúa mì và phấn hoa).
      – Ferro C: Giúp bổ sung Sắt, Kẽm, Vitamin C và các Vitamin, khoáng chất khác cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa và trợ giúp trẻ bị thiếu máu, trẻ đang trong độ tuổi phát triển, miễn dịch kém, gầy yếu.
      Để được tư vấn cụ thể hoặc giải đáp thắc mắc về tình trạng của bé, bạn vui lòng gọi đến tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800 8070 (miễn cước) để được tư vấn, hỗ trợ !
      Chúc bạn và bé mạnh khỏe!

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN