Trẻ 7 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ theo lời khuyên của chuyên gia

Trẻ 7 tháng ăn được những gì? Trẻ 7 tháng ăn dặm mấy bữa ? Đây là những câu hỏi của nhiều cha mẹ đặt ra khi có con chuẩn bị hay đang ở giai đoạn này. Để bảo đảm một chế độ ăn uống cân bằng cả về chất và lượng, cha mẹ hãy lắng nghe lời khuyên của chuyên gia dưới bài viết sau.

Trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm bao nhiêu là đủ?

Những điều mà cha mẹ cần chú ý cho trẻ 7 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? đó chính là đảm bảo rằng bé nhận đủ lượng sữa hàng ngày. Thực chất, ăn dặm trong thời gian này của trẻ mới chỉ là quá trình rèn luyện, còn lượng dinh dưỡng chính con có thể hấp thụ vẫn là từ sữa.

Mẹ đừng quên rằng, bé cũng giống như người lớn nên có khẩu vị riêng và điều này cũng ảnh hưởng đến số lượng thực phẩm mà bé sẽ ăn. Nếu cho con ăn những món hợp khẩu vị, bé sẽ ăn nhiều hơn. Các mẹ nên chú ý quan sát xem con có hứng thú với loại thực phẩm nào để bổ sung cho bé. 

Cha mẹ không nên ép con mình ăn thêm khi bé không muốn

Cha mẹ không nên ép con mình ăn thêm khi bé không muốn

Chính vì vậy, cha mẹ không nên phụ thuộc quá nhiều vào bất kì một lịch ăn uống cụ thể nào cho bé. Trẻ sẽ ăn khi nào cần, nếu con không muốn ăn thì nên dừng lại và tin vào những dấu hiệu của bé. Hãy cho trẻ bắt đầu từ từ, cho bé có thêm thời gian để thưởng thức và khám phá những món ăn.

Khi cho con ăn, cha mẹ nên chú ý đến những biểu hiện của trẻ. Các bé sẽ muốn ăn thêm nếu như bé cố rướn tới thìa hoặc há miệng. Nếu như trẻ quay đầu, ngậm miệng hoặc khóc khi bạn cho ăn thì có nghĩa là bé không muốn ăn nữa. Đừng bận tâm nếu trẻ không ăn hết! Và cha mẹ cũng không nên cố ép trẻ phải ăn thêm một miếng nữa khi trẻ muốn dừng.

Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?

Trẻ 7 tháng ăn dặm ngày mấy bữa? Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ có thể ăn 3 bữa/ngày (bữa sáng, bữa trưa và bữa xế chiều), đan xen thêm những bữa phụ. Trong giai đoạn này, cha mẹ vẫn nên cho bé uống sữa vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính (khoảng 700 đến 900 ml/ngày). Khoảng 2 tháng sau đó, khi cứng cáp hơn, trẻ có thể tự ăn hoặc ăn cùng gia đình.

Cho trẻ 7 tháng ăn dặm như thế nào?

Phần lớn các bé 7 tháng tuổi đã được làm quen với các loại thức ăn nghiền nhuyễn và rây mịn khi mới tập ăn ở tháng thứ 6. Vậy cho trẻ 7 tháng ăn dặm như thế nào? Các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Luôn duy trì việc bú sữa mẹ. Nếu trẻ không bú sữa mẹ thì bổ sung thêm sữa ngoài.
  • Nên nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10 gram gạo thì cần nấu với 70ml nước.
  • Không nêm gia vị vào thức ăn.
  • Bắt đầu kết hợp cháo với các loại rau, củ, đậu phụ, trứng… để đa dạng bữa ăn.
  • Thêm nhóm chất béo như các loại dầu ăn dành cho trẻ khi chế biến món ăn dặm.
  • Giai đoạn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mẹ có thể tăng dần độ thô của thức ăn lên dạng hạt lợn cợn.
  • Bên cạnh đó, mẹ có thể tăng cường cho bé ăn thêm các bữa phụ như: sữa chua dành cho trẻ dưới 1 tuổi, váng sữa… xen kẽ với bữa ăn chín. Từ sau 19 giờ trở đi, mẹ nên cho bé bú để tránh trường hợp bé bị đói vào ban đêm và quấy khóc.

Trẻ 7 tháng tuổi cũng bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Vì thế, trong bữa ăn mẹ có thể bày sẵn một số loại rau củ luộc chín mềm để bé tự chọn. Đây cũng là cách để bé tập mút và cắn thức ăn mềm. Tuy nhiên, mẹ cần quan sát để tránh trường hợp bé nuốt cả miếng to vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ.

Trẻ 7 tháng ăn được những gì?

Trẻ 7 tháng ăn được những gì? Cho trẻ ăn dặm như thế nào?

Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đạt chuẩn

Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng mẹ nên sắp xếp như thế nào? Mẹ hãy cùng tham khảo lịch ăn dặm cho bé và nguyên tắc ăn dặm của bé, để công việc ăn dặm không còn là nỗi vất vả của mẹ.

Tuần đầu tiên của tháng thứ 7

  • Khi bé ngủ dậy: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức (trường hợp mẹ không có sữa cho bé bú đủ).
  • Giữa buổi sáng: Bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa trưa: Ăn cháo/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
  • Bữa giữa chiều: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa tối: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Trước khi bé đi ngủ: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tuần thứ 2 – 3 của tháng thứ 7

  • Khi bé ngủ dậy: Mẹ cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Bé vẫn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa trưa: Ăn cháo/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
  • Bữa giữa chiều: Sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa tối: Mẹ có thể chọn cho bé bú sữa mẹ/ sữa công thức hoặc ăn cháo/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
  • Trước khi bé đi ngủ: bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Tuần thứ 4 của tháng thứ 7

Sang tuần thứ 4 của tháng, lịch ăn dặm cho bé có nhiều thay đổi. Số bữa ăn dặm tăng lên và số lần bú mẹ hoặc uống sữa công thức có thể giảm xuống.

  • Bé ngủ dậy: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa sáng: Ăn cháo hoặc cơm nghiền nát.
  • Vào giữa buổi sáng: Mẹ thay đổi cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa trưa: Ăn cháo/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
  • Bữa giữa chiều: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bữa tối: Ăn cháo/ cơm nghiền nát/ hoa quả, rau củ nghiền.
  • Trước khi bé đi ngủ: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Bên cạnh việc đảm bảo lịch ăn dặm cho bé mẹ cũng nên chú trọng đến các nguyên tắc ăn dặm của bé 7 tháng.

5 nguyên tắc ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi

Mẹ cần thuộc lòng những nguyên tắc “bất di bất dịch” khi cho trẻ 7 tháng ăn dặm như sau:

Cho bé ăn từ ngọt đến mặn

Giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm có một công thức mẹ cần ghi nhớ chỉ cần cho bé ăn bột ngọt như bột yến mạch, bột gạo… Nấu cùng rau, củ quả trước, sau đó bổ sung cho bé ăn các bữa có thịt, cá… Vì hệ tiêu hóa của trẻ trước đó chỉ quen với sữa mẹ. Chính vì vậy, việc ăn các loại bột ngọt có vị gần như sữa mẹ sẽ dễ dàng hơn là thức ăn mặn.

Cho bé ăn từ loãng đến đặc

Bé đã được làm quen với thức ăn dặm ở tháng thứ 6. Chính vì vậy, đến với tháng thứ 7 mẹ có thể tăng dần từ loãng đến đặc để bé có thời gian thích ứng và làm quen với khẩu phần ăn của mình.

Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Mẹ nên cho bé ăn theo mức độ tăng dần đều. Không nên cho bé ăn quá nhiều trong thời gian đầu. Thậm chí kể cả khi bé ăn ngon miệng mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm. Bởi nếu ăn nhiều quá có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa. Việc cho bé ăn từ ít đến nhiều sẽ giúp hệ tiêu hóa dần “làm quen” với lượng thức ăn hàng ngày của bé.

Tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Tuân thủ nguyên tắc cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều

Cân đối các nhóm thực phẩm

Mẹ không nên cho bé ăn một nhóm thực phẩm nào đó, đây là điều mẹ cần nhớ rõ. Duy trì bữa ăn của bé bằng một chế độ cân đối 4 nhóm dưỡng chất: nhóm tinh bột, nhóm đạm, chất béo; nhóm vi chất (vitamin và khoáng chất). Điều này sẽ giúp bé luôn đảm bảo được cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong quá trình phát triển.

Thời gian ăn uống khoa học

Mẹ muốn tập cho bé thói quen ăn uống tự lập, khoa học. Vì vậy, mẹ cần nhớ thời điểm bắt đầu và kết thúc ăn của bé phải chuẩn. Điều này thiết lập cho đồng hồ sinh học của bé hoạt động đúng và đều đặn cũng như giúp bé không mè nheo, không có tình trạng kéo dài bữa ăn đến cả tiếng đồng hồ.

Vậy là mẹ đã biết trẻ 7 tháng ăn được những gì qua bài viết trên. Hy vọng, nhờ những kiến thức này, mẹ sẽ dễ dàng lên được thực đơn phù hợp cho bé. Dù bắt đầu tăng dần số lượng bữa ăn dặm mẹ cần ghi nhớ: sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé yêu nhé!

Có thể mẹ quan tâm:

 

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN