dieutribiengan.com https://dieutribiengan.com Giúp trẻ ăn ngon hấp thu tốt, tăng cân đều Sat, 27 Nov 2021 03:14:06 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.5 Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn phải làm sao để bé ăn ngon trở lại? https://dieutribiengan.com/tre-5-6-thang-bieng-an-phai-lam-sao-10537/ https://dieutribiengan.com/tre-5-6-thang-bieng-an-phai-lam-sao-10537/#respond Wed, 19 Feb 2020 04:30:47 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=10537 Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn phải làm sao là câu hỏi mà mẹ nào cũng băn khoăn. Biếng ăn do nhiều nguyên nhân. Đây là thời gian bé chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm nên có những thay đổi về vị giác khiến bé ăn không ngon.

Vì sao trẻ 5 – 6 tháng tuổi biếng ăn?

Bé 5 – 6 tháng biếng ăn thường có 2 nguyên nhân: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân sinh lý. Và đây là 2 nguyên nhân phổ biến nhất gây lên biếng ăn ở trẻ.

Trẻ 5 - 6 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn phải làm sao?

Nguyên nhân bệnh lý khiến bé 5 – 6 tháng biếng ăn

Khi trẻ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp, táo bón… trẻ thường có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc và bỏ bữa. Ngoài ra, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện khiến sức đề kháng của trẻ kém, do đó trẻ dễ mắc các bệnh ốm vặt như hắt hơi, sổ mũi, ho… Khi gặp những vấn đề bệnh lý này, trẻ rất nhạy cảm với các mùi, vị của các món ăn. Do đó, việc nấu các món ăn cho trẻ trong thời điểm như vậy rất cần được quan tâm và điều chỉnh để bé có thể ăn ngon miệng trở lại, không chán ăn bỏ bữa nữa.

Nguyên nhân sinh lý khiến bé  5 – 6 tháng biếng ăn

Nguyên nhân sinh lý thường đến từ việc cơ thể trẻ có những thay đổi nhất định như mọc răng, dị ứng, nhiễm trùng tai, mũi, họng… Thậm chí việc dùng nước xả vải có mùi đậm đặc và lưu mùi lâu cũng khiến bé bị dị ứng mũi hoặc tai. Ngoài ra, bé nào có biểu hiện trào ngược dạ dày cũng khiến bé biếng ăn bởi ăn vào sẽ bị đau; những tổn thương ở vùng miệng như nổi mụn, đau lợi, tưa lưỡi… cũng gián tiếp khiến bé biếng ăn.

Phần lớn, trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tháng biếng ăn là do cơ thể chưa kịp thích nghi với việc chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm nên có những phản ứng kháng lại đó là không ăn, chán ăn, quấy khóc.

Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn gây hậu quả gì?

5 – 6 tháng là thời điểm các bé bước sang giai đoạn ăn dặm, chính vì vậy, nếu bé bị biếng ăn ở giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi trẻ biếng ăn, cơ thể không có đủ dinh dưỡng để thúc đẩy các hoạt động của các cơ quan như gan, tim, phổi, não… và sự phát triển của xương. Khi bị biếng ăn kéo dài, bé sẽ gặp các vấn đề sau:

  • Bị thiếu năng lượng, thiếu chất dinh dưỡng
  • Chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao.
  • Suy dinh dưỡng và kém phát triển trí não.
  • Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng trước dịch bệnh
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, viêm đường hô hấp
  • Thiếu hụt vitamin A gây khô mắt, khô giác mạc.
  • Thiếu sắt khiến hồng cầu giảm dẫn đến thiếu máu.
  • Thiếu vitamin D, canxi gây còi xương, rối loạn tăng trưởng.

Thậm chí, nhiều trẻ bị thiếu dinh dưỡng và trở lên ốm yếu từ đó dẫn đến bị rối loạn nhận thức và cảm xúc, ảnh hưởng tới học tập, phát triển trí tuệ và nhận thức và có thể kéo dài tới 5 năm sau.

Trẻ 5 - 6 tháng tuổi biếng ăn gây hại đến sức khỏe

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi biếng ăn gây hại đến sức khỏe

Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn phải làm sao?

Việc cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ đòi hỏi sự thống nhất và phối kết hợp của gia đình, nhà trường và bác sĩ thì mới có thể giúp bé lấy lại cảm giác ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt và bắt kịp với các bạn khác cùng lứa tuổi.

Các cách giúp trẻ 5 – 6 tháng tuổi hết biếng ăn

Chế biến món ăn đủ chất và trình bày hấp dẫn

Khi trẻ biếng ăn, mẹ cần thay đổi thực đơn cho bé, chế biến các món đủ chất. Đặc biệt, thay vì trình bày qua loa cho xong, mẹ nên dành thêm vài phút trang trí món ăn theo những hình thù lạ mắt, đáng yêu để kích thích sự tò mò, thèm ăn của bé. Mẹ có thể xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn đảm bảo các nhóm dưỡng chất sau:

  • Nhóm bột đường: gạo, bột mì, bắp, khoai,…
  • Nhóm đạm: thịt, trứng, sữa, hải sản,…
  • Nhóm chất béo: dầu, mỡ, bơ, phô mai, đậu nành,…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: chứa nhiều trong rau củ và trái cây.

Cho trẻ ăn đúng giờ và đúng giai đoạn

Các giai đoạn ăn uống nếu được thực hiện đúng cũng giúp bé cải thiện được phần nào tình trạng biếng ăn.

  • Giai đoạn ăn bột: Mẹ nên cho bé nhắm nháp bột từ sớm (5-7 tháng). Thức ăn cần được xay nhuyễn và đủ dinh dưỡng.
  • Giai đoạn ăn cháo: Tốt nhất là từ 7-10 tháng tuổi, để bé quen dần với việc ăn cháo, trong quá trình ăn bột ở giai đoạn gần cuối tháng thứ 6, mẹ xen kẽ 1-2 muỗng cháo vào rồi tăng dần sau.
  • Giai đoạn ăn cơm: Bé chỉ nên ăn cơm khi đã mọc đủ 12 cái răng. Tuy nhiên, các thức ăn ăn cùng cơm cần là thức ăn mềm, dễ nhai.

Không cho bé ăn vặt trước bước ăn

Mẹ thường chiều lòng bé mỗi lần bé đòi ăn vặt, việc này khiến bé đầy bụng và khi vào bữa chính, bé chẳng còn hào hứng với bữa ăn nữa. Mẹ vẫn có thể cho bé ăn vặt nhưng hãy cho bé ăn sau bữa chính nhé.

Không ép bé ăn khi bé đã có biểu hiện no

Khi bé đã có cảm giác no bụng, mẹ tuyệt đối không ép bé ăn thêm. Bởi việc ép bé ăn khi bé không muốn sẽ tạo cảm giác sợ hãi mỗi lần tới bữa, bé sẽ né tránh việc ăn bằng cách nghịch đồ chơi hoặc quấy khóc ầm lên.

Không ép bé ăn thêm khi bé đã no

Không ép bé ăn thêm khi bé đã no

Những câu hỏi mẹ thường gặp khi con biếng ăn

Bé 5 – 6 tháng tuổi biếng uống sữa phải làm sao?

Khi bé lười uống sữa, bạn có thể để cho bé khát rồi dỗ bé uống sữa trước rồi mới uống nước sau. Nếu bé không chịu bú bình, mẹ nên dùng thìa đút cho bé. Có thể bé sẽ chưa quen với sữa công thức, bạn nên chọn các loại sữa có vị nhạt hoặc không bị như sữa mẹ để bé dễ uống hơn.

Nếu bé vẫn biếng uống sữa, mẹ có thể cho bé ăn sữa chua sau bữa ăn. Hoặc thêm phô mai vào cháo của bữa sáng để bổ sung canxi thiếu do bé lười uống sữa. Đó cũng là một cách giúp mẹ không phải đánh vật với việc ép bé uống sữa.

Bé 5 – 6 tháng không chịu ăn bột phải làm gì?

Khi trẻ không chịu ăn bột, mẹ cần xem ngay loại bột mà bé đang ăn để đổi sang loại bột khác. Hơn nữa, những thực phẩm mà mẹ trộn lẫn vào bột để tăng dinh dưỡng cho bé chưa phù hợp. Ngoài ra, lúc cho bé ăn bột, mẹ cần tắt tivi, cất đồ chơi và tất cả những thứ có thể khiến bé xao nhãng việc ăn.

Bé 5 – 6 tháng không chịu ăn dặm có phải bị vấn đề về tiêu hóa?

Vấn đề về tiêu hóa không khiến bé không chịu ăn dặm mà chỉ khiến bé biếng ăn và táo bón. Chính vì vậy, bé không chịu ăn dặm rất có thể do ăn dặm quá sớm. Một nguyên nhân khác là thức ăn dặm không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Do đó, mẹ cần tập cho bé ăn dặm với lượng nhỏ rồi tăng lên dần dần. Khi bé né tránh thức ăn thì không nên ép và bữa sau đổi sang món khác.

Mẹ nên làm gì khi bé 5 - 6 tháng không chịu ăn dặm?

Mẹ nên làm gì khi bé 5 – 6 tháng không chịu ăn dặm?

Tham khảo thêm:

Sai lầm thường gặp của mẹ khi thấy trẻ 5 – 6 tháng tuổi biếng ăn

Bữa ăn kéo dài hàng tiếng đồng hồ

Thời gian chuẩn khoa học cho một bữa ăn của trẻ nhỏ là không quá 30 phút. Khi thời gian ăn bị kéo dài, thức ăn nguội, vữa khiến bé thêm chán ăn. Hơn nữa, bữa ăn kéo dài khiến bữa tiếp theo đến nhanh hơn trong khi bé vẫn còn no và tình trạng chán ăn lại tiếp diễn.

Chú trọng quá mức vào một chất mà thiếu các chất khác

Nhiều mẹ cho rằng, đạm là chất tốt nhất cho sự phát triển của con trong thời điểm này, chính vì vậy, các mẹ chú trọng bổ sung cho con nhiều chất đạm hơn và các chất khác thì hoặc là không có hoặc là có rất ít. Bé bị thiếu chất này, thừa chất kia dẫn đến phát triển không đồng đều giữa thể trạng và trí não.

Nêm nước mắm, muối vào đồ ăn của con dưới 12 tháng

Theo khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo tuổi như sau
• Dưới 12 tháng tuổi: 1g muối/ngày (<0.4g Natri)
• 1 đến 3 tuổi : 2g muối/ngày (0.8g Natri)
• 4 đến 6 tuổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)
• 7 đến 10 tuổi 5g muối/ngày (2g Natri)
• Trên 11 tuổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)

Theo như cách tính này thì đứa bé 11 tuổi mới cần 1 muỗng nêm cà phê muối mỗi ngày. Hơn nữa, thận của trẻ dưới 12 tháng khả năng đào thải muối (hoặc mắm) không được tốt. Việc nêm mắm muối vào bữa ăn của trẻ dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin mà APPETITO giải đáp cho mẹ về câu hỏi “Trẻ 5 – 6 tháng biếng ăn phải làm sao?”. Chúc mẹ thành công và đừng quên truy cập vào https://dieutribiengan.com/ để khám phá thêm những thông tin hữu ích nhé!

]]>
https://dieutribiengan.com/tre-5-6-thang-bieng-an-phai-lam-sao-10537/feed/ 0
Trẻ 9-10 tháng biếng ăn phải làm sao? https://dieutribiengan.com/tre-9-10-thang-bieng-an-phai-lam-sao-10599/ https://dieutribiengan.com/tre-9-10-thang-bieng-an-phai-lam-sao-10599/#respond Tue, 18 Feb 2020 11:23:07 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=10599 Trẻ 9-10 tháng biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn là gì? Mẹ cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho trẻ như thế nào?… Hãy cùng chúng tôi tìm ra giải pháp phù hợp trong bài viết sau đây!

Trẻ 9-10 tháng tuổi có cân nặng, chiều cao chuẩn như thế nào?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng Nhi khoa, trẻ 9-10 tháng tuổi cần đạt chiều cao, cân nặng như sau:

  • Bé trai: Cao từ 68,9-78,9cm và nặng khoảng 8,2-10,3kg
  • Bé gái: Cao từ 67,7-77,3cm và nặng khoảng 7,5-9,6kg.

Để trẻ đạt cân nặng, chiều cao chuẩn, mẹ cần tạo nền tảng tốt nhất cho con. Đó là một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất với thực đơn đa dạng.

Xem thêm: bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO

Nguyên nhân khiến trẻ 9-10 tháng biếng ăn

Tại sao trẻ 9-10 tháng biếng ăn?

Tại sao trẻ 9-10 tháng biếng ăn?

Trẻ ở mọi độ tuổi đều có thể biếng ăn, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm. Đối với trẻ 9-10 tháng tuổi thì tình trạng biếng ăn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Biếng ăn sinh lý: Trẻ đang bước vào tuần khủng hoảng của độ tuổi (wonder week) và học thêm các kỹ năng mới. Khi đó, cha mẹ chỉ cần chờ đợi và đồng hành cùng con bước qua giai đoạn này. Sau đó, trẻ sẽ ăn uống trở lại như bình thường.
  • Biếng ăn bệnh lý: Khi mắc bệnh, trẻ sẽ thấy mệt mỏi và mất đi cảm giác thèm ăn. Mẹ chỉ cần lựa chọn những thực phẩm mà trẻ yêu thích. Đến khi trẻ khỏe lại thì nhu cầu ăn sẽ tự nhiên tới mà không cần phải ép buộc. Đồng thời, mẹ nên tăng cường bổ sung hoa quả và một số món ăn nhẹ như súp, canh…
  • Biếng ăn tâm lý: Cha mẹ cần xây dựng thói quen tốt trong chế độ ăn dặm của con. Khi tâm lý không vui hoặc bị áp lực phải ăn hết xuất sẽ khiến trẻ không còn hứng thú. Bởi vậy, cha mẹ cần giúp con tập trung trong bữa ăn. Tuyệt đối không quát mắng trẻ khi ăn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến trẻ 9-10 tháng biếng ăn có thể do thực đơn ăn dặm quá nhàm chán, không phù hợp với khẩu vị của bé. Nhiều cha mẹ chỉ nấu một số món nhất định từ các thực phẩm mà mình cho rằng bổ dưỡng như: chim bồ câu, gà… khiến trẻ nhanh chán và sợ ăn.

Trẻ 9-10 tháng biếng ăn phải làm sao để con ăn ngon miệng?

Tẩy giun sán, cải thiện chức năng tiêu hóa cho trẻ

Hệ tiêu hóa không ổn cũng là nguyên nhân khiến bé 9-10 tháng không chịu ăn dặm. Bên cạnh đó, trong trường hợp bị nhiễm ký sinh vật đường ruột như giun, sán… trẻ cũng sẽ lười ăn hơn. Bởi vậy, cha mẹ cần tẩy giun sán cho trẻ định kỳ 6 tháng 1 lần. Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống và nơi ở của trẻ.

Đa dạng thức ăn dặm cho trẻ

Khi chế biến món ăn dặm cho trẻ 9-10 tháng tuổi, mẹ cần đa dạng và sử dụng thực phẩm tươi để chế biến. Mẹ nên dùng thịt, cá tươi thì có hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với các thực phẩm chế biến sẵn hoặc phơi khô. Trong trường hợp bé 9-10 tháng không chịu ăn cháo thì mẹ có thể thay đổi sang các món khác như mỳ, súp…

Xem thêm: thực đơn ăn dặm cho bé 9 – 10 tháng

Trẻ 9-10 tháng biếng ăn phải làm sao?

Trẻ 9-10 tháng biếng ăn phải làm sao?

Nâng cao chất lượng dinh dưỡng bữa ăn

Hiện nay, nhiều bà mẹ vẫn mắc sai lầm khi chú trọng quá nhiều về số lượng mà đôi khi quên mất chất lượng. Thay vì ép con ăn thật nhiều, mẹ hãy chú ý nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.

Thực đơn hàng ngày của trẻ 9-10 tháng tuổi cần đảm bảo đủ 3 bữa chính (cung cấp đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất) và 2 bữa phụ như hoa quả, sữa chua, bánh quy… Nếu bé 9-10 tháng tuổi biếng uống sữa thì mẹ có thể lựa chọn loại sữa phù hợp với sở thích của trẻ. Theo các chuyên gia, trẻ nên bú mẹ hoặc uống sữa công thức 500-700ml mỗi ngày.

Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính vì dễ tạo cảm giác “no giả”, trẻ mất hứng thú với bữa ăn. Còn chưa kể tới một số bánh kẹo, nước uống có dùng phẩm màu gây hại sức khỏe của trẻ.

Quan sát món trẻ thích ăn

Đồng hành cùng con ngay từ khi chào đời, mẹ sẽ là người hiểu rõ nhất tính cách và khẩu vị của con. Đối với trẻ 9-10 tháng tuổi, bé đã bắt đầu cảm nhận được mùi vị thức ăn. Từ đó, trẻ đã có sở thích riêng của mình, có món thích và không thích.

Vì vậy, mẹ cần quan sát xem con thích ăn món gì để chế biến phù hợp. Tuy nhiên, không nên xây dựng thực đơn chỉ có các món bé thích. Mẹ cần cân đối các món ăn để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Trang trí món ăn đẹp mắt

Không chỉ cần đa dạng thực đơn, mẹ cũng cần thay đổi trong cách trang trí món ăn. Vẫn những nguyên liệu đó nhưng món ăn được trang trí đẹp mắt, ngộ nghĩnh sẽ khiến con hào hứng hơn. Đặc biệt, với các món ăn mới thì mẹ càng cần có sự đầu tư về hình thức bên ngoài để tạo sự thu hút với trẻ.

Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ

Hãy tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong bữa ăn!

Hãy tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trong bữa ăn!

Cha mẹ không nên ép trẻ “ăn khoán” theo một chế độ ăn cứng nhắc. Khi thời tiết thay đổi, trẻ mệt hoặc gặp rắc rối về hệ tiêu hóa, trẻ sẽ ăn ít đi. Đó hoàn toàn là hiện tượng tự nhiên. Cha mẹ không nên bắt ép trẻ ăn món mình không thích hoặc quát mắng trẻ. Hãy để trẻ cảm thấy thoải mái khi ăn! Mỗi lần trẻ ăn ngoan, mẹ hãy khen ngợi và tặng bé một phần thưởng. Điều này sẽ khiến bé rất vui và càng hứng thú hơn!

Giúp trẻ tập trung khi ăn

Hãy tắt tivi và các thiết bị điện tử khi vào bữa ăn! Việc dụ con ăn bằng cách xem điện thoại, tivi… sẽ khiến trẻ mất đi sự tập trung và không cảm nhận được hương vị món ăn. Cha mẹ nên cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình để khiến trẻ thích thú và tự giác hơn. Trong bữa ăn, trẻ còn có thể học thêm một số kỹ năng mới từ người lớn. Bữa chính không nên kéo dài quá 30 phút. Bữa phụ không quá 20 phút.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ giải đáp thắc mắc “trẻ 9-10 tháng biếng ăn phải làm sao”. Khi con biếng ăn, mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt để có hướng xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, những mẹo được đưa ra trong bài viết cũng sẽ giúp mẹ đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn này.

]]>
https://dieutribiengan.com/tre-9-10-thang-bieng-an-phai-lam-sao-10599/feed/ 0
Trẻ biếng ăn phải làm sao? Chuyên gia giúp mẹ giải đáp thắc mắc https://dieutribiengan.com/lam-gi-khi-tre-bieng-an-324/ https://dieutribiengan.com/lam-gi-khi-tre-bieng-an-324/#comments Sun, 24 Nov 2019 01:00:48 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=324 Trẻ biếng ăn phải làm sao? Là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm mỗi khi con lười ăn. Nhưng các mẹ lại không biết rằng con biếng ăn lỗi phần lớn là ở ba mẹ. Hãy cùng chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp khắc phục tình trạng biếng ăn của bé sao cho hiệu quả mẹ nhé!

Vì sao trẻ biếng ăn – Mẹ đã biết nguyên nhân

Để cùng con vượt qua “cuộc chiến” biếng ăn thành công, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân “gốc rễ” khiến bé yêu thờ ơ với các bữa ăn, từ đó có giải pháp phù hợp nhất nhé.

Do tâm lý sợ bị ép ăn

Biếng ăn do tâm lý là nguyên nhân chính và thường gặp nhất ở trẻ lười ăn. Nhiều bố mẹ không hiểu được tâm lý của con, không quan tâm việc con có thích món ăn đó không, không biết con đã ăn đủ chưa… Nên mỗi khi thấy con không ăn hoặc ăn ít thì cố gắng ép con ăn bằng mọi cách mà không tìm hiểu cụ thể vì sao con biếng ăn. Con không ăn thì nịnh nọt, dụ dỗ bằng nhiều chiêu trò khác nhau. Khi nịnh không có hiệu quả thì chuyển sang dọa nạt hoặc đánh lừa trẻ, khiến trẻ sợ hãi, vừa ăn vừa khóc, tìm cách trốn tránh bữa ăn.

Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi

Vì sao trẻ biếng ăn? Thực đơn nhàm chán, ít thay đổi cũng là một trong những lý do chính. Trẻ phải ăn một món ăn kéo dài trong nhiều ngày. Thường xuyên lặp lại hoặc mẹ chỉ chế biến các món ăn một cách đơn điệu, không kích thích được vị giác của trẻ khiến trẻ nhàm chán. 

Sai lầm của mẹ trong chế biến món ăn

  • Hầm nhiều các món rau củ (khoai tây, cà rốt, súp lơ, củ dền…) rồi xay nhuyễn cho trẻ ăn liên tục ngày này qua ngày khác.
  • Chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước rau không cho ăn phần xác hay ăn trực tiếp dẫn đến tình trạng trẻ thiếu dưỡng chất.
  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, hoặc nghiền nát, xay nhuyễn thức ăn dù trẻ đã 2,3 tuổi. Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp. Ví dụ cho bé chuyển sang ăn cơm quá sớm trong khi răng trẻ còn chưa đủ để nhai cơm.
  • Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo, nước hầm xương khiến trẻ khó tiêu, hay pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
Sai lầm của mẹ khi chế biến thức ăn khiến trẻ biếng ăn

Sai lầm của mẹ khi chế biến thức ăn khiến trẻ biếng ăn

Trẻ bị bệnh cũng khiến trẻ biếng ăn

Khi trẻ bị bệnh, đặc biệt là các bệnh về loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp (ho, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…). Cơ thể trẻ mệt mỏi, trẻ thường có cảm giác chán ăn nên thường hay biếng ăn. Do đó, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

Trẻ biếng ăn sinh lý

Thông thường nhiều trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển. Bố mẹ nhận thấy trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần, không hiểu vì sao. Bố mẹ chú ý, khoảng thời gian trẻ biếng ăn sinh lý trùng với các thời điểm bé biết lẫy, ngồi, đứng hoặc tập đi… Sau đó trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ ăn ít trong vài tuần. Nếu mẹ không chú ý và có biện pháp khắc phục trẻ dễ hình thành thói quen lười ăn.

Trẻ biếng ăn do dùng thuốc

Khi trẻ đang sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ. Thuốc kháng sinh sẽ làm loạn khuẩn đường ruột, giảm quá trình lên men thức ăn. Đồng thời, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, dẫn đến trẻ biếng ăn.

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Cùng tìm cách khắc phục hiệu quả

Trẻ biếng ăn thường chậm lớn, sức đề kháng kém khiến cha mẹ lo lắng. Nếu con biếng ăn, mẹ hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây để kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Đừng ép buộc trẻ phải ăn

Các biện pháp như đe dọa, trừng phạt, la mắng hay thậm chí đánh đập đều khiến tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng hơn. Nếu bạn muốn bé tập ăn món mới, hãy cho bé ăn vào bữa sáng. Đây là khoảng thời gian bé có cảm giác đói nhất trong ngày và có thể sẵn sàng ăn thử một món ăn mới. Khi bé đã chịu ăn, bạn có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc tối và chế biến món mới khác với bữa sáng tiếp theo. 

Bố mẹ đừng ép trẻ ăn món trẻ không thích

Bố mẹ đừng ép trẻ ăn món trẻ không thích

Tạo thực đơn đa dạng, đẹp mắt

Để mang đến cho con những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nhàm chán. Bên cạnh thực đơn đa dạng thì mẹ nên quan tâm đến việc trang trí đồ ăn đẹp mắt hơn, đa dạng màu sắc để kích thích sự thèm ăn của bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng chén bát với nhiều kiểu dáng mẫu mã để thu hút bé. Tạo cho trẻ cảm giác hào hứng mỗi khi ngồi vào bàn ăn, giúp trẻ thoải mái, sẵn sàng đón nhận bữa ăn mà mẹ đã chuẩn bị.

Luôn cho trẻ ăn đúng giờ và ăn cùng gia đình nếu có thể

Đặt quy tắc cho con là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa đến bữa ăn nhẹ và bữa ăn chính. Trước khi bắt đầu bữa ăn khoảng 10-15 phút, hãy thông báo cho bé biết là đã sắp đến giờ ăn. 

Hầu hết trẻ thích bắt chước hành động của người khác. Do vậy, bố mẹ hãy ăn uống đúng giờ, là tấm gương tốt cho bé trong việc ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe. Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Không cho trẻ uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn

Việc trẻ uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn sẽ khiến trẻ có cảm giác no và không còn hứng thú để ăn. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế cho con uống sữa vào giữa đêm vì sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng hôm sau.

Không nên cho trẻ uống nhiều nước trước và trong khi ăn

Không nên cho trẻ uống nhiều nước trước và trong khi ăn

Cho trẻ vận động đầy đủ

Việc trẻ ít vận động cũng có thể khiến trẻ biếng ăn. Bạn nên khuyến khích bé yêu vận động hàng ngày. Nếu có thể, hãy dành thời gian cùng con vận động. Bạn có thể đi bộ, nhảy dây, chơi đuổi bắt và đá bánh… cùng con. Việc vận động khiến bé tiêu hao nhiều năng lượng nên bé sẽ cảm thấy đói, ăn ngon hơn và có sức khỏe tốt hơn.

Nếu bé còn nhỏ, bạn hãy massage cho bé. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, góp phần hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa giúp trẻ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.

Đảm bảo thức ăn đầy đủ dưỡng chất

Một trong những điều bạn phải đảm bảo là thức ăn mà con bạn ăn phải đầy đủ dưỡng chất. Các vitamin cùng khoáng chất trong chế độ ăn uống cũng có thể kích thích sự thèm ăn của trẻ.

Ví dụ: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm có thể giúp kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Những thực phẩm có chứa kẽm là thịt bò, thịt gà, cá và nhiều loại rau có màu xanh đậm.

Tham khảo thêm: Bé lười ăn có nên bổ sung kẽm ngay lập tức?

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý một số vấn đề sau để kích thích sự thèm ăn của trẻ:

  • Không cho bé dùng điện thoại, đồ chơi, đọc sách/đọc truyện tranh, xem tivi hay dùng các thiết bị công nghệ khác khi ăn.
  • Tuyệt đối không dùng thức ăn làm phần thưởng nhằm tránh nảy sinh tâm lý vì được thưởng nên ăn chứ không phải vì bé thích món ăn đó hay món đó tốt cho sức khỏe.

Khuyến khích trẻ vào bếp chuẩn bị thức ăn

Trẻ con rất thích đưa ra quyết định mình sẽ ăn gì. Bạn hãy trao đổi cùng bé bữa kế tiếp sẽ ăn món gì rồi chọn thực phẩm để có một bữa ăn cân bằng dưỡng chất.

Hãy khuyến khích bé phụ bạn chuẩn bị đồ ăn như nhặt rau, trộn thức ăn, dọn bàn ăn cho cả nhà. Những điều này sẽ giúp bé muốn ăn những món mà bé đã phụ nấu.

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mà mẹ cần biết

Vấn đề dinh dưỡng của trẻ trong những năm đầu đời vô cùng quan trọng. Bé không chỉ cần cung cấp năng lượng cho nhu cầu vận động cơ bản như người lớn. Mà bé còn cần nhiều dưỡng chất để tăng trưởng thể chất và phát triển trí thông minh, tránh tình trạng nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng. 

 

Trẻ biếng ăn phải làm sao?

Tháp dinh dưỡng cân đối hợp lý cho bé

Các thắc mắc thường gặp của ba mẹ có con biếng ăn

Trẻ không ăn rau phải làm sao?

Khi bé lười ăn rau, cơ thể sẽ thiếu vitamin và lượng chất xơ cần thiết sẽ dẫn đến nhiều chứng bệnh, điển hình là táo bón. Mẹ nên tìm hiểu sở thích ăn rau của con, từ đó chế biến các món rau phù hợp nhất với bé. Đồng thời, mẹ có thể kết hợp rau với món con thích, trộn rau cùng các loại sốt béo ngậy (salad rau xanh và các loại củ bắt mắt). Mẹ cũng có thể làm sinh tố từ rau củ cho bé. Nếu muốn con ăn nhiều rau thì bố mẹ hãy ăn thật nhiều và hãy tỏ ra cho con biết là rau rất ngon để bé bắt chước.

Tham khảo thêm: Trẻ không chịu ăn rau phải làm sao? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Có phải trẻ biếng ăn vì táo bón?

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ. Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Và quan trọng là trẻ ăn nhưng không hấp thụ, chậm tăng cân. Khi trẻ táo bón, phân tích tụ lại không thoát ra, gây chướng bụng, đầy hơi khiến trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn khó tiêu dẫn đến chứng biếng ăn. Trẻ có nguy cơ cao suy dinh dưỡng, chậm lớn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ. 

Để khắc phục chứng biếng ăn do táo bón cha mẹ cần có chế độ ăn hợp lý cho trẻ, uống đủ nước hàng ngày (100-150ml/kg). Tăng cường vận động và luyện thói quen đi vệ sinh trong ngày đúng giờ. Có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại trạng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng giữa 2 bữa ăn.

Xem thêm: Trị táo bón thành công, mẹ An Giang tự tin nuôi con béo khỏe, hết biếng ăn

Trẻ bị táo bón lâu ngày khiến trẻ biếng ăn

Trẻ bị táo bón lâu ngày khiến trẻ biếng ăn

Trẻ đột nhiên biếng ăn phải làm sao?

Nếu trẻ đột nhiên biếng ăn mẹ nên theo dõi xem trẻ có bị ốm hay không? Trẻ đang gặp vấn đề về răng, miệng hay trẻ bị đau họng, viêm amidan…. Điều đó cũng ảnh hưởng đến việc nhai, nuốt của trẻ, khiến trẻ không chịu ăn. Mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng mềm, lỏng để bé có thể dễ dàng nhai, nuốt hơn.

Khi bắt đầu bữa ăn bé không tập trung ăn uống, mải chơi, rất có thể bé chưa đủ đói. Mẹ nên thử lại sau 30 phút, cho bé ăn một bữa nhẹ hoặc bữa ăn tiếp theo. Việc cân đối thời gian giữa các bữa ăn là rất cần thiết. Mẹ nên sắp xếp các bữa ăn cách nhau 3 tiếng để bé có cảm giác đói, từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

Để tránh tình trạng trẻ đột nhiên biếng ăn mẹ không nên cho bé ăn các bữa liên tiếp cùng một loại thực phẩm. Có thể bé sẽ bị ám ảnh bởi thực phẩm đó cả tuần, thậm chí không muốn ăn lại thực phẩm đó nữa. Mẹ hãy tạo thực đơn đa dạng giúp bé có cảm giác mới mẻ. Từ đó, bé sẽ cảm thấy hào hứng mỗi khi nhìn thấy đồ ăn và sẽ ăn nhiều hơn.

Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Tình trạng trẻ biếng ăn hiện nay rất phổ biến, trở thành mối quan tâm lớn cho nhiều gia đình, nhiều bậc phụ huynh. Một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp các mẹ có con 1 tuổi vượt qua giai đoạn biếng ăn.

  • Mẹ đừng cố ép con ăn hết món bé không muốn ăn. Thay vào đó, mẹ hãy chuẩn bị thêm nhiều món mới để thay đổi khẩu vị cho con. Khi mới cho trẻ thử ăn món mới, mẹ hãy để bé làm quen từng ít một.
  • Mẹ nên nhớ chỉ băm nhỏ và nấu mềm thức ăn cho trẻ biếng ăn chứ không xay nhuyễn vì dinh dưỡng trong đồ ăn sẽ bị giảm hoặc mất đi.
  • Bố mẹ có thể tăng bữa ăn cho trẻ, điều đó có nghĩa là có thể cho bé ăn 5-6 bữa/ngày thay vì cho bé ăn 3 bữa chính. Việc tăng số lượng bữa ăn đồng nghĩa với việc chia nhỏ lượng thức ăn trong một bữa để trẻ không còn cảm giác phải ăn cùng lúc quá nhiều.
  • Khi nấu đồ ăn cho trẻ, mẹ nên nhớ thức ăn không nên quá đặc hay quá loãng.
  • Bố mẹ hãy để bé được ngồi cùng bàn và ăn chung với cả gia đình. Trẻ con thích bắt chước người lớn vì thế nếu con được nhìn thấy bố mẹ ăn uống ngon lành thì cũng sẽ hứng thú ăn uống.
  • Bố mẹ đừng quát mắng con trong bữa ăn vì như vậy sẽ khiến bé sợ và làm tình trạng biếng ăn trở nên tồi tệ hơn.

Có thể mẹ quan tâm: Thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn giàu chất dinh dưỡng

Trẻ 2 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Tình trạng bé lười ăn không được uốn nắn sớm sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng như trẻ bị thiếu chất, mất cân bằng dinh dưỡng. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ăn mãi mà không tăng cân. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân con biếng ăn do đâu, nếu như con biếng ăn tâm lý, không phải do rối loạn tiêu hóa mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây để tạo cảm giác thèm ăn cho bé.

  • Chế biến và trang trí món ăn hợp lý giúp bé thích thú và hào hứng với bữa ăn.
  • Khi tập ăn cho con trong giai đoạn bé lười ăn thì mẹ nên hạn chế các nguyên liệu có mùi như tỏi, hạt tiêu, hành, rau mùi… Vì nhạy cảm với mùi cũng khiến con từ chối ăn vào cả những lần sau.
  • Giai đoạn 1-3 tuổi, mẹ nên nấu cho con các món ăn nhạt hơn so với nấu ăn bình thường để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé và không ảnh hưởng đến thận.
  • Mẹ hãy dạy bé tự cầm thìa ăn, thường xuyên vỗ tay khen ngợi khi con ăn sẽ khiến bé thích thú và ăn nhiều hơn.
  • Không nên cho bé ăn đồ ngọt, uống sữa hay nước trái cây trước bữa ăn vì đường sẽ khiến con no lâu và giảm sự thèm muốn với các món ăn khác.

Tham khảo thêm: 7 thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn dễ làm, đủ chất

Trẻ 2 tuổi biếng ăn khiến bố mẹ mệt mỏi, lo lắng

Trẻ 2 tuổi biếng ăn khiến bố mẹ mệt mỏi, lo lắng

Trẻ 3 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Về vấn đề bé ăn ít hay bị táo bón mẹ nên quan sát và hiểu bé trong cách ăn uống từ đó sẽ giúp trẻ cải thiện được tình trạng biếng ăn này. Tạo cho bé thói quen ăn uống đúng giờ giấc để trẻ quen dần với 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. Đa dạng thực đơn giúp trẻ hứng thú với bữa ăn. Cho bé ăn thêm nhiều rau xanh, cung cấp thêm chất xơ giúp bé giảm tình trạng táo bón.

Xem thêm: Bé 3 tuổi biếng ăn và thực đơn dinh dưỡng hợp lý

Trẻ 4 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Khi trẻ “lên bốn” thói quen ăn uống và cách thức ăn uống của hầu hết trẻ đã thay đổi, trẻ đã làm quen được với các món ăn của người lớn. Với bé 4 tuổi biếng ăn, mẹ hãy lưu lại những bí quyết sau:

  • Bố mẹ nên khuyến khích trẻ thèm ăn thay vì ép con ăn đủ số lượng. 
  • Để giúp bé ăn ngon miệng, bố mẹ cần kiên nhẫn loại bỏ các nguyên nhân gây ra biếng ăn ở trẻ. Chế biến đa dạng các món ăn để tập cho bé làm quen với nhiều đồ ăn khác nhau. Đồng thời, thường xuyên thay đổi thực đơn, đa dạng cách chế biến để kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn. 
  • Nên cho bé tham gia vào bữa ăn của gia đình, bé được ăn cùng mọi người. Hãy tạo ra một không gian thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Cho trẻ ăn vào giờ cố định, giúp bé quen với nhịp sinh hoạt điều độ sẽ ăn ngủ đúng giờ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Vì sao bé luôn muốn ăn vặt trước khi ngủ?

Nếu bữa tối và giờ đi ngủ của bé cách nhau hơn hai tiếng rất có thể bé sẽ bị đói. Mẹ có thể đẩy bữa tối muộn hơn một chút hoặc tạo ra một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Mẹ nên chọn một bữa ăn nhẹ lành mạnh bằng một ly sữa thay vì những món ăn vặt không có lợi cho sức khỏe của bé. Như vậy, mẹ cũng không phải lo lắng về việc con phải ôm bụng đói trước khi đi ngủ.

Nếu bé thường xuyên muốn ăn vặt trước khi đi ngủ có thể là do thói quen hoặc bé chưa muốn đi ngủ (chiến thuật trì hoãn giấc ngủ của bé). Mẹ nên tạo thói quen lành mạnh cho bé, tuyệt đối không đáp ứng yêu cầu của bé. Không nên cho bé ăn những món bánh ngọt, những gói bim bim hay 1 chiếc kẹo socola… trước khi đi ngủ. Vì ăn nhiều đồ ngọt trước khi đi ngủ sẽ khiến răng trẻ bị sâu răng. Hãy rèn luyện cho bé những thói quen tốt ngay từ khi còn nhỏ, để bé có môi trường sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.

Đừng để bé ăn vặt trước khi đi ngủ trở thành thói quen xấu

Đừng để bé ăn vặt trước khi đi ngủ trở thành thói quen xấu

Trẻ biếng ăn vì ốm – mẹ có nên lo lắng?

Khi trẻ bị ốm sẽ cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì trẻ sẽ ăn trở lại sau khi hết ốm. Mẹ chú ý chia nhỏ bữa  ăn cho bé, cho bé ăn từng chút một.

Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sau khi bé đã hết ốm hoàn toàn. Mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra xem bé có gặp vấn đề gì về sức khỏe nữa không. Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời để không ảnh đến sức khỏe của bé.

Bé không chịu ăn sáng phải làm sao?

Để giúp con có thói quen ăn sáng, ba mẹ hãy cùng con ngồi vào bàn ăn để tạo không khí đầm ấm, tươi vui. Quan trọng hơn hết, ba mẹ hãy vừa ăn vừa động viên và trò chuyện khích lệ tinh thần của bé nữa nhé. Tránh để những thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, tivi… làm phân tâm bé. Bởi khi bé tập trung ăn sẽ giúp cho hệ tiêu hóa tiết ra đầy đủ các men tiêu hóa giúp bé dễ hấp thụ, dễ tiêu và bé sẽ ăn ngon miệng hơn. 

Trẻ lười ăn dặm phải làm sao?

Trẻ lười ăn dặm là nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ. Bé lười ăn dặm là do thói quen ăn uống không tốt. Giai đoạn bé học ăn dặm là khoảng thời gian bé luyện tập để phát triển thị giác và khả năng nhai. Nếu mẹ chủ quan trong giai đoạn này sẽ tạo thói quen nhai nuốt chậm chạp, ngại nhai, ngậm thức ăn trong miệng. 

Mẹ nên cho bé tập ăn dặm khi bụng đói. Không nên cho bé ăn vặt trước bữa chính vì sẽ làm bé ngang dạ. Đến bữa ăn nếu bé chưa đói, không nên ép bé ăn vì sẽ khiến bé sợ ăn sau này.

Tham khảo thêm: 6 nguyên tắc trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công

Trẻ biếng ăn có nên cho uống thuốc bổ?

Trẻ biếng ăn có nên cho uống thuốc bổ không là điều hầu hết bố mẹ quan tâm bởi nhiều gia đình có thói quen tự mua men tiêu hóa hoặc thuốc bổ khi con biếng ăn hoặc bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến tác hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Việc tự ý bổ sung không hợp lý sẽ gây ra tình trạng thừa vitamin, vi chất cho cơ thể.

Một số chất do dư thừa có thể tích lũy lại gây ngộ độc, gây tác dụng phụ không mong muốn. Các bác sĩ khuyên rằng, thay vì cho con uống thuốc bổ, bố mẹ hãy bổ sung vitamin, vi chất qua chế độ ăn hàng ngày bằng rau xanh, hoa quả và đa dạng hóa nhóm thực phẩm. 

Xem thêm: Hiểm họa khi lạm dụng thuốc trị biếng ăn

Có nên cho bé uống siro ăn ngon không?

Theo kết quả thống kế, có đến 70% trường hợp mẹ đưa con đến khám về tình trạng trẻ biếng ăn đều đã từng cho trẻ uống các loại siro ăn ngon hoặc kích thích vị giác để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Các loại thuốc siro dành cho trẻ em đều là những mặt hàng được nhiều mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng chúng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ về lâu dài, nhất là với các bé dưới 2 tuổi.

Hầu hết các loại siro hoặc thuốc giúp trẻ ăn ngon đều có khả năng ức chế thần kinh, khiến con bị mệt mỏi kéo dài. Đồng thời, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Nghiêm trọng nhất là với những trẻ dung nạp thuốc kháng sinh histamin thường xuyên vì nó có thể bị kích thích co giật và vật vã. Do đó, nếu mẹ muốn dùng siro ăn ngon kích thích vị giác cho trẻ đều phải thông qua sự chỉ định của bác sĩ.

Đọc ngay: Mách mẹ cách chọn siro ăn ngon an toàn, hiệu quả

Trẻ biếng ăn bố mẹ có nên cho con uống siro không

Trẻ biếng ăn bố mẹ có nên cho con uống siro không

Trẻ không ăn gì ngoài đồ ăn vặt? 

Nhiều cha mẹ băn khoăn: “Tại sao trẻ cứ đòi ăn bim bim, bánh kẹo thay vì ăn cơm, tại sao trẻ hay đòi ăn bánh kẹo thay vì ăn trái cây?

Có 2 lý do giải thích tại sao bé lại như vậy, cha mẹ đã vô tình giới thiệu cho trẻ quá sớm trước khi trẻ nhận ra đó là đồ ăn vặt:

  • Ăn bánh, kẹo và bánh dễ cắn và nhai, còn nghe vui tai, có mùi thơm, mùi vị đa dạng so với việc ăn cơm.
  • Những thực phẩm này thường sử dụng chất điều vị để vị ngọt trở nên đậm đà, vị chua cũng cuốn hút, vị mặn cũng chất hơn. Cho nên việc bé dưới 5 tuổi còn đang học hỏi về mùi vị thì bị cuốn hút là điều dễ hiểu.

Không nên cho bé ăn vặt, không ăn bánh kẹo, uống nước ngọt, trái cây… trước bữa ăn vì sẽ làm bé thấy ngang dạ, không chịu ăn bữa chính. Tránh để đồ ăn vặt trong tầm mắt của trẻ vì sẽ khiến trẻ muốn ăn vặt hơn ăn các món khác. Mặt khác khi cho bé ăn cần kiên trì, cho bé ngồi cùng bàn với các thành viên trong gia đình, tạo không khí thoải mái, động viên dỗ bé, tránh quát tháo bé càng sợ ăn.

Trẻ mọc răng biếng ăn phải làm sao?

Giai đoạn mọc răng khiến bé bị đau nhức khó chịu hay quấy khóc, biếng ăn làm mẹ rất lo lắng khi cân nặng bị giảm sút. Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu? Thông thường trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên răng có thể mọc bất cứ thời điểm nào. Trẻ mọc răng biếng ăn bao lâu thì hết sẽ tùy vào cơ địa cũng như khả năng chống chọi với triệu chứng khó chịu trong giai đoạn mọc răng của từng trẻ.

Trẻ mọc răng biếng ăn trước mắt chỉ khiến cân nặng giảm sút về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy, trong thời kỳ này bố mẹ cần đặc biệt chăm sóc cho con. Chăm sóc, vệ sinh cho trẻ, bổ sung chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình của trẻ. Bố mẹ đừng quá lo lắng tình trạng trẻ mọc răng biếng ăn mà hãy chú ý những thay đổi về sức khỏe của trẻ để cách chăm sóc tốt hơn.

Tham khảo thêm: Trẻ biếng ăn khi mọc răng, mách mẹ cách chăm hiệu quả

Trẻ biếng ăn là hiện tượng phổ biến nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Trên đây là những thông tin hữu ích mẹ có thể tham khảo trong cách chăm sóc bé yêu. Nếu tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất. Chúc các mẹ sức khỏe!

Nguồn tham khảo:

]]>
https://dieutribiengan.com/lam-gi-khi-tre-bieng-an-324/feed/ 104
Trẻ biếng ăn khi mọc răng, mách mẹ cách chăm hiệu quả https://dieutribiengan.com/tre-bieng-an-khi-moc-rang-phai-lam-sao-4783/ https://dieutribiengan.com/tre-bieng-an-khi-moc-rang-phai-lam-sao-4783/#respond Thu, 14 Jun 2018 07:37:39 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=4783 Trẻ mọc răng thường đau, nứt lợi, sốt thường dẫn đến trẻ mệt mỏi biếng ăn, không chịu ti bình, không chịu ăn, dùng các “chiêu” dụ dỗ bé ăn được ít đều không tác dụng? Mẹ đừng quá lo lắng! Điều trị biếng ăn sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bé sức khỏe tốt nhất, không thiếu dinh dưỡng, sụt cân khi mọc răng.

Tình trạng biếng ăn khi mọc răng ở trẻ nhỏ

Thông thường đến tháng 6 trẻ mọc răng, kết hợp với giai đoạn trẻ tập ăn dặm, tập tiếp xúc với thức ăn mới lạ nên nhiều mẹ thấy bé không chịu ăn, lười uống sữa, trẻ sụt cân, dễ ốm sốt ảnh hưởng tới sự phát triển nền tẳng của trẻ trong những năm tháng đầu đời

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào?

Mọc răng gây ra cảm giác khó chịu khiến trẻ biếng ăn

Lợi (nướu) sưng, đỏ, thậm chí viêm và gay đau cho trẻ.

Bé thường chảy dãi nhiều hơn

Thậm chí còn sốt, nổi hạch

Trẻ thường cho tay hoặc gặm đồ vật vì ngứa răng.

Trẻ thường đưa tay lên miệng ngậm mút ngón tay.

Trẻ hay quấy khóc, cáu gắt, mất ngủ.

Trẻ mọc răng chăm sóc như thế nào cho đúng cách

Biếng ăn khi mọc răng là tình trạng phổ biến ở hầu hết trẻ nhỏ. Biếng ăn càng tồi tệ, hoặc có xu hướng chuyển sang biếng ăn kéo dài ngay cả khi bé đã vượt qua giai đoạn mọc răng. Vậy khi trẻ mọc răng cha mẹ cần chăm sóc như thế nào cho đúng cách.

  • Mẹ cần trò chuyện vui vẻ với bé để bé quên đi cái đau, kiên nhẫn khi con quấy khóc, hay cáu kỉnh, vì bé đang mọc răng cũng khó chịu lắm rồi.
  • Mẹ có thể massage nướu để bé có cảm giác dễ chịu hơn. Chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi massage cho bé
  • Khi mọc răng bé hay ngứa lợi thích cắn đồ vặt xung quanh. Vì vậy mẹ hãy đưa cho bé miếng táo, miếng dưa để bé cắn khi ngứa. vừa giúp bé giảm ngứa, kích thích lợi, trẻ mọc răng nhanh hơn.
  • Mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Dùng gạc hoặc khăn mềm để vệ sinh cho bé.
  • Không nên để bé ngậm bình sữa, núm vú cao su những dụng cụ dễ nhiễm khuẩn hơn.
  • Châp nhận giai đoạn con ăn ít hơn bình thường, nên mẹ đừng cố ép hay dọa nạt.
  • Lựa chọn các thức ăn lỏng, mềm để giảm bới nhai và dễ nuốt, và sữa bổ sung cho bé trong giai đoạn này.
  • Khi mọc răng, trẻ có thể bị sốt nhẹ, tăng cường cho trẻ uống nước và oresol, có thể dùng thêm thuốc hạ sốt

Khi bé biếng ăn do mọc răng, mẹ lưu ý có thể bổ sung các thành phần vitamin và khoáng chất từ thực vật dễ hấp thu cho trẻ. Đồng thời, mẹ nên cho trẻ dùng sản phẩm chứa dịch chiết từ hạt cỏ Cari để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong lúc mọc răng. Sản phẩm điển hình được hàng nghìn bà mẹ Việt Nam tin dùng hiện nay là Appetito Bimbi.

Appetito Bimbi - Siro ăn ngon 3 tác động từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu.

Appetito Bimbi – Siro ăn ngon 3 tác động từ thảo dược chuẩn hóa châu Âu.

Các thành phần này có trong siro Appetito Bimbi là thảo dược với mùi thơm, vị ngọt rất dễ dùng. Các thành phần trong Appetito Bimbi là thảo dược chuẩn hóa châu Âu:

Dịch chiết phấn hoa và mầm lúa mì: Bổ sung trực tiếp dưỡng chất tự nhiên từ dịch chiết Phấn hoa và Mầm lúa mì cho cơ thể nhanh chóng phục hồi sau giai đoạn biếng ăn

Dịch chiết hạt cỏ cari: Kích thích tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.

Dịch chiết ngọn Centaury và Rễ Long Đởm vàng: Tăng tiết dịch tiêu hóa tự nhiên để thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt nhất.


Ưu điểm của siro Appetito Bimbi là gì? 

Các thảo dược được chọn lọc về cơ chế tác dụng và được kiểm soát sinh học chặt chẽ. Siro trị biếng ăn 3 tác động thuộc nhóm sản phẩm FITOBIMBI – Thảo dược chuẩn hóa châu Âu, chuyên biệt chăm sóc bé yêu. Đây là nhóm thảo dược dành riêng cho chăm sóc bé có mặt tại Việt Nam. Các sản phẩm nhóm FITOBIMBI đều được sản xuất trên dây truyền hiện đại, với tiêu chuẩn cGMP Hoa Kỳ, kiểm duyệt chặt chẽ và lưu hành rộng rãi tại các bệnh viện của Italia trên 10 năm.

Để tư vấn chi tiết về việc cải thiện tình trạng biếng ăn cho trẻ khi mọc răng, trẻ ăn được nhưng không tăng cân, độc giả gọi tới tổng đài CSSK 1800 8070 hoặc hotline 0976807722 để được tư vấn từ chuyên gia.

]]>
https://dieutribiengan.com/tre-bieng-an-khi-moc-rang-phai-lam-sao-4783/feed/ 0
Làm sao để trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi biếng ăn, ăn tốt hơn https://dieutribiengan.com/lam-sao-de-tre-tu-12-den-18-thang-tuoi-bieng-an-an-tot-hon-2329/ https://dieutribiengan.com/lam-sao-de-tre-tu-12-den-18-thang-tuoi-bieng-an-an-tot-hon-2329/#comments Mon, 20 Nov 2017 02:05:38 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=2329 Trẻ ở độ tuổi này sẽ bắt đầu có định nghĩa “món ăn nào thích” và “món nào không thích”. Nếu biết tập cho trẻ ăn đúng trong giai đoạn này thì trẻ sẽ ăn tốt. Nhưng nếu tập không đúng trẻ sẽ tích lũy dần những thói quen xấu và kéo dài tình trạng biếng ăn khi lớn hơn.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh biếng ăn, lười bú mẹ phải làm sao?

tre-12-18-thang-bieng-an

Đặc điểm của trẻ từ 12-18 tháng tuổi

Tăng trưởng của trẻ không nhanh như dưới 1 tuổi, trung bình tăng 2.4 kg/năm. Tuy nhiên, đây là thời điểm nên hướng trẻ có hành vi ăn tốt, hơn là ép trẻ ăn vì càng ép trẻ ăn trong giai đoạn này sẽ làm trẻ biếng ăn kéo dài đến 3-4 tuổi hoặc lâu hơn.

Thông thường các trẻ 12-18 tháng tuổi thường bị biếng ăn, và nhiều bà mẹ lo lắng liệu trẻ có ăn đủ lượng hay không. Tâm lý lo lắng làm các mẹ đang tạo nhiều áp lực lên việc ăn các bé. Thậm chí một số ba mẹ cho trẻ những thức ăn không lành mạnh khác như (bánh kẹo, nước ngọt, fast food) với hi vọng là “ăn được miếng nào hay miếng đó” Điều này dẫn đến tỷ lệ biếng ăn cao hơn và nghiêm trọng khi trẻ 3 tuổi, những thói quen xấu trong ăn uống hình thành sau khi kết thúc giai đoạn này sẽ gần như theo trẻ khi trẻ lớn.

Làm sao để trẻ biếng ăn, ăn tốt trở lại

1. Đừng bỏ cuộc nếu trẻ từ chối món nào của bạn, cứ kiên nhẫn mà tìm cơ hội giới thiệu lại cho trẻ, phải ít nhất 10 lần hoặc hơn, trẻ mới làm quen được.

2. Nên giới hạn sữa không quá 500-600ml/ngày, sữa quá nhiều sẽ làm trẻ dễ no và không hứng thú ăn.

3. Đừng ép trẻ phải ăn gì, đối với trẻ đủ kí thì nên cho trẻ ăn đúng lượng trẻ muốn, và giới thiệu đa dạng các loại thức ăn. Nếu trẻ nhẹ cân, thì giới thiệu đủ lượng theo độ tuổi, nhưng chia nhỏ bữa ăn và đa dạng thức ăn.

4. Không nên chọn giờ ăn sau khi trẻ chơi quá mệt. Tóm lại, hãy cân bằng giờ ăn và giờ chơi hợp lý.

5. Không cho hoặc thưởng trẻ bánh kẹo hay thức ăn không lành mạnh để thay thế phần thức ăn trẻ không chịu ăn, làm như vậy trẻ sẽ hình thành thói quen xấu là “ăn là được thưởng”.

6. Thời gian cho bữa chính không quá 30 phút, và bữa phụ không quá 20 phút. Nếu trẻ bướng hơn 10 phút, thì để trẻ ngồi yên trên ghế vài phút trước khi cho trẻ ra khỏi ghế và kết thúc bữa ăn.

7. Tuân thủ nghiêm ngặt 4 điều cấm trong môi trường ăn

8. Trẻ độ tuổi này khuyến khích ăn cùng thời điểm với các thành viên trong gia đình, được ngồi ghế ăn dặm cao, việc nhìn và bắt chước cách ăn của các thành viên khác giúp trẻ vượt qua giai đoạn biếng ăn tốt.

Đừng ngại rằng sẽ có 1 thời gian con ăn không đủ chất. Tuân thủ nguyên tắc cho trẻ ăn để giúp những trẻ trong độ tuổi 12-18 tháng tuổi đang biếng ăn có thể ăn tốt trở lại.

Xem thêm: Thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn giàu chất dinh dưỡng

Nguồn tham khảo:

  • Hướng dẫn của BYT Úc về Feeding fussy toddlers Aged 1-2 years
  • Nguồn video: Tips for fussy eating – Wattie’s For Baby
]]>
https://dieutribiengan.com/lam-sao-de-tre-tu-12-den-18-thang-tuoi-bieng-an-an-tot-hon-2329/feed/ 1
Kĩ thuật “Phá vỡ sự chú ý” giúp trẻ biếng ăn ăn tốt trở lại https://dieutribiengan.com/ki-thuat-pha-vo-su-chu-y-giup-tre-bieng-an-an-tot-tro-lai-2244/ https://dieutribiengan.com/ki-thuat-pha-vo-su-chu-y-giup-tre-bieng-an-an-tot-tro-lai-2244/#respond Thu, 09 Nov 2017 03:21:08 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=2244 Nhiều bà mẹ đau đầu vì bữa ăn như 1 cuộc chiến và trẻ không hợp tác trong chuyện ăn uống. Cho dù mẹ làm đủ mọi cách: Bế quanh nhà, sử dụng điện thoại, ipad, cho xem video… trong lúc ăn, nhưng trẻ vẫn ăn ít, thậm chí là ngậm, hất thức ăn… Mong muốn duy nhất của mẹ là trẻ có thể ăn tốt và phát triển khỏe mạnh để không thua kém các bạn đồng trang lứa.

ky-thuat-pha-vo-su-chu-y

Kỹ thuật “Phá vỡ sự chú ý”

Một thực tế hầu hết tình trạng biếng ăn của trẻ bắt đầu từ giai đoạn trẻ từ 6-13 tháng tuổi – thời gian trẻ ăn dặm. Nhiều cha mẹ chưa áp dụng đúng luật Mama và Baby. Ví dụ như, những ngày trẻ ăn không đủ lượng, mẹ thường tăng lượng sữa trong ngày của trẻ hoặc cho trẻ ăn những đồ ăn vặt. Chính những điều này làm trẻ không cảm nhận được “bữa ăn sẽ là như thế nào” và trẻ trở nên biếng ăn hơn. Đối với những trẻ đã biếng ăn, cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng này của bé. Và kỹ thuật “Phá vỡ sự chú ý” sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề đau đầu này.

Trong thực hành hướng dẫn cha mẹ giúp trẻ đang biếng ăn, mất hứng thú với thức ăn trở lại ăn tốt và hứng thú với thức ăn, kỹ thuật “Phá vỡ sự chú ý” là kỹ thuật phổ biến và có tác dụng với hầu hết các trường hợp.

Nguyên tắc cơ bản trong kỹ thuật “Phá vỡ sự chú ý”: Cha mẹ nên phân biệt rõ ràng Ăn – Chơi trong bữa ăn. Trẻ hiểu và đọc được thái độ của cha mẹ từ rất sớm. Vì vậy, khi cha mẹ có thái độ rõ rang trong bữa ăn, trẻ có thể hiểu và hợp tác.

Các bước cơ bản của kỹ thuật “Phá vỡ sự chú ý”

BƯỚC 1: Bữa ăn đến, cất đồ chơi khỏi tầm mắt trẻ và nói với trẻ rằng: con sẽ không được chơi đến khi con ăn 1 muỗng cơm hoặc cắn 1 miếng.

Sau khi nói xong, cha mẹ và trẻ có thể giao kèo bằng 1 cách nào đó, vi dụ như: đập tay, ra dấu OK…Nhớ gây sự chú ý của trẻ khi làm việc giao kèo này. Nếu trẻ vẫn khóc và đòi chơi, hãy bế trẻ ra khỏi bàn ăn và giao kèo lại với trẻ.

BƯỚC 2: Khi ăn 1 muỗng hoặc cắn 1 miếng, cha mẹ vỗ tay khích lệ trẻ hoặc đánh tay cùng trẻ để thể hiện sự “Hoan hô” và khích lệ rằng: Con vừa làm rất tốt và con sẽ nhận được phần thưởng. Hãy cho trẻ chơi đồ chơi 1-2 phút và cất đồ chơi đi. Thực hiện lại giao kèo như bước 1

BƯỚC 3: Nếu trẻ không ăn, đẩy thức ăn, lắc đầu. Cha mẹ nên lấy dĩa thức ăn ra và đợi vài phút để trẻ tự điều chỉnh. Đây là kỹ thuật “phá vỡ sự chú ý”. Trẻ cảm thấy bị mất sự chú ý từ mẹ. Sau vài phút cha mẹ lại lập lại như không có chuyện gì. Trẻ lại cảm thấy được chú ý và bắt đầu ngoan hơn.

Nguyên tắc thành công của kỹ thuật “Phá vỡ sự chú ý”

  • Kiên nhẫn
  • Cách giao kèo và sự khích lệ trẻ phải cùng 1 cách để trẻ hiểu đó là giao kèo và đang được khích lệ
  • Đừng thấy lo lắng trẻ ăn ít mà ép trẻ thêm 1 muỗng hoặc dùng muỗng to hơn. Bởi vì trẻ rất nhạy cảm với sự thay đổi, do đó tất cả những việc làm trên đều có thể khiến kỹ thuật thất bại. Tệ hơn, trẻ nhận ra “cha mẹ không thực hiện đúng giao kèo” và trẻ sẽ không chịu hợp tác nữa
  • Đừng thể hiện cảm xúc của bạn như chán nản, giận giữ cho trẻ biết trong lúc đang cho trẻ ăn và cần sự hợp tác của trẻ
  • Nếu mẹ áp dụng đúng nguyên tắc này, sau 1 thời gian trẻ sẽ không hứng thú với đồ chơi/ipad/ nữa, mà trẻ đã chuyển hứng thú với việc giao kèo cùng mẹ và sự hoan hô đánh tay cùng mẹ. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sự thành công. Và lúc này mẹ không cần phải đưa đồ chơi cho trẻ nữa, và mẹ có thể giao kèo với trẻ ở lượng thức ăn nhiều hơn trong một lần giao kèo.

Đối với kỹ thuật “Phá vỡ sự chú ý” nguyên tắc khá đơn giản nhưng để thực hiện được và thực hiện tốt thì mẹ cần kiên nhẫn. Hãy để trẻ tự ý thức được việc ăn quan trọng. Khi đó, trẻ hoàn toàn có thể ăn ngon trở lại.

]]>
https://dieutribiengan.com/ki-thuat-pha-vo-su-chu-y-giup-tre-bieng-an-an-tot-tro-lai-2244/feed/ 0
4 nhóm biếng ăn thường gặp và hướng giải quyết https://dieutribiengan.com/4-nhom-bieng-an-thuong-gap-va-huong-giai-quyet-2097/ https://dieutribiengan.com/4-nhom-bieng-an-thuong-gap-va-huong-giai-quyet-2097/#respond Wed, 01 Nov 2017 03:02:14 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=2097 Vì sao bé bị biếng ăn điều trị bằng sản phẩm này cải thiện nhưng sản phẩm khác có thể không? Có phải tất cả các trường hợp biếng ăn nguyên nhân giống nhau? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra các mẹ các dạng biếng ăn thường gặp nhất và giải pháp tối ưu cho tình trạng biếng ăn của bé.

Xem thêm: Trẻ biếng ăn phải làm sao

Theo báo cáo mới nhất của Gs.Bs. Taylor, ĐH Y Bristol, Anh Quốc: biếng ăn không chỉ là một biểu hiện hành vi mà liên quan mật thiết đến sự phát triển não bộ. Biếng ăn có thể nghiêm trọng và kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng, mà còn ảnh hưởng đến phát triển não bộ. Đa phần các biếng ăn là do người chăm sóc bé không đúng gây ra. Chăm sóc không đúng lâu ngày sẽ làm hành vi ăn uống bé thay đổi và biếng ăn là hệ quả tất yếu. Biếng ăn đa dạng tùy bé, tùy nguyên nhân, nhưng có 4 nhóm biếng ăn thường gặp:

Nhóm 1: Bé cân nặng đạt chuẩn hay vượt chuẩn, không tăng cân sau 1 thời gian (> 6 tuần)

Nếu là bé nhóm này, thì bé đang tự điều chỉnh theo đúng nhu cầu của bé. Sau 2 tuần, bạn có thể điểu chỉnh tăng lại lượng ban đầu. Nếu bé vẫn không đồng ý mức tăng trở lại, thì nhu cầu bé chỉ đến đó, đừng ép bé làm gì. Ví dụ: bé đang có cân nặng đạt chuẩn, mỗi bữa bé chỉ ăn 2-3 muỗng thì ngưng và ngậm không ăn nữa. Khi đó mẹ đừng ép hay dụ bé ăn trong 2 tuần. Mỗi khi bé có biểu hiện không muốn ăn nữa thì ngưng ngay. Sau 2 tuần có thể tăng thêm lượng ăn cho bé, tuy nhiên bé không chịu, có nghĩa là lượng ăn hiện tại chính là lượng bé cần, không ép bé ăn nữa.

Nhóm 2: Bé chỉ uống sữa, hoặc uống nước hoặc nước trái cây/ăn trái cây. Nhất quyết không ăn dù mọi cách.

Bé thuộc nhóm này đang ở giai đoạn đổi vị. Biện pháp là giảm các loại này xuống mức giới hạn.
Sữa là 500ml/ngày
Nước trái cây là <80mL/ngày (bé dưới 1 tuổi), <120mL/ngày (bé 1-3 tuổi), <250mL/ngày (bé trên 3 tuổi).
Trái cây: không cho ăn trong bữa ăn, sau ăn 30 phút hoặc tách riêng ra thành bữa phụ. Lựa trái cây có 2 vị: Chua và ngọt, lạt và ngọt, đừng chỉ 1 vị ngọt [tách vị ngọt ra tối đa].
Bé trên 10 tháng thì tập uống nước/nước ép/uống sữa bằng ly hoặc ống hút. Không cho bé dùng bình để uống nước ép/nước.

Nhóm 3: Cấu trúc thức ăn dặm bé không đúng độ tuổi

Nếu bé nào qua 7 tháng mà vẫn ăn cháo loãng mịn; hoặc qua 10 tháng mà vẫn ăn cháo, chưa được tập ăn cơm nát có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn. Cứ trễ 1 tháng sau độ tuổi cần chuyển cấu trúc là bé sẽ bắt đầu biếng ăn. Bé nào rơi vào nhóm 3 này là bé đang bị biếng ăn cấu trúc. Biếng ăn này rất phức tạp vì làm bé không phân biệt cấu trúc thức ăn, nên lâu dần làm bé rất sợ khi ăn. Biểu hiện chủ đạo là nhè thức ăn hoặc quay đầu khi thấy thức ăn, la khóc nhiều. Đây là biếng ăn kết hợp với rối loạn tâm lý.

Thức ăn dặm cho bé

Thức ăn dặm cho bé

Cha mẹ cần phải hiểu: Cấu trúc loãng đặc thức ăn không phụ thuộc vào số răng bé có hay không, mà nó liên quan đến phát triển não bộ, do đó đến độ tuổi là cần phải chuyển cấu trúc để không bị vấn đề này. Đây là vấn đề liên quan đến biếng ăn tâm lý. – đó là chia sẻ của Gs.Bs. Taylor, ĐH Y Bristol, Anh Quốc. Tìm hiểu thêm về 3 cấu trúc thức ăn theo độ tuổi TẠI ĐÂY.
Vậy mẹ cần làm gì? Mẹ cần thay đổi cấu trúc bữa  ăn  cho bé. Cho bé ăn riêng các loại thức ăn cho 2 tuần, và giới thiệu dạng đúng cấu trúc cho bé, từ từ từng ít một. 1 -2 ngày, bé có thể không ăn gì,vẫn không sao. Mẹ phải nhớ giữ đúng lượng sữa.

Nhóm 4: Bé vi phạm luật Mama (dù chỉ 1 lần)

Cha mẹ nên hiểu rằng: Luật Mama  là luật giúp bé phân biệt rõ ràng khi nào ăn và chơi. Dưới 6 tháng, việc này không cần thiết, nhưng sau 6 tháng, não bộ bé phát triển, vận động cũng phát triển. Nếu không có sự phân biệt rõ rệt giữa ăn và chơi, não bé sẽ không bao giờ phát triển sang 1 bước mới là nhận thức bữa ăn, và hơn hết bé sẽ không biết là bé đang ăn (điều này rất tồi tệ trong tiêu hóa và phát triển vị giác, do đó biếng ăn là điều tất yếu, là dạng biếng ăn nghiêm trọng và kéo dài, khó phục hồi trước 5 tuổi – thời điểm não bộ sẽ thay đổi 1 lần nữa).
Tại sao không vi phạm luật Mama dù chỉ 1 lần? Não bé tuổi dưới 1 là không ổn định, 1 lần là đủ để bé có thể thay đổi hành vi. Ví dụ, bạn chỉ cần cho bé xem TV lúc ăn 1 lần vô tình nào đó, thì đến bữa ăn bé sẽ không ăn đến khi bạn bế bé đến gần TV.

4 nhóm trẻ biếng ăn

4 nhóm trẻ biếng ăn

Bé rơi vào nhóm 4 này, thì cần sự kiên nhẫn tối đa của bạn để giúp bé.

* Đầu tiên, bạn cần biết mình đã sau nguyên tắc nào của luật Mama

* Tuân thủ luật Mama và cho bé ăn ngồi ghế. Nếu bé nhất quyết đòi đi rong thì cho bé vào ghế trước ăn 5 phút và cho bé món đồ chơi bé chơi trên ghế và sau đó cho bé ăn, để bé quên dần việc đi rong, sau đó 2 tuần, dần bỏ luôn món đồ chơi đó.

* Nếu bé bướng quá 10 phút thì lau miệng bé, đừng cố kéo dài bữa ăn và ép bé ăn khi bé không chịu ăn. Theo Gs.Bs. Gallen, càng kéo dài bữa ăn càng làm bé khó chịu, và gặp nhiều vấn đề tiêu hóa. Lau miệng bé, kết thúc bữa ăn, đợi 2 tiếng sau giới thiệu lại bữa ăn chính khác hoặc 1 bữa phụ khác.

* Ngày kế tiếp bé vẫn được cho ăn bình thường và lập lại quy trình cứ sau 2 giờ.

* Nên nhớ điều này: Nếu không giúp bé sửa dần thì biếng ăn có thể lên đến 5 tuổi. Nếu bạn bắt đầu sửa sai thì có thể sẽ gặp khó khăn và chống cự của bé vài tuần hoặc vài tháng, nhưng đâu lại vào đó, bé lại ngoan lại. Sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng là chìa khóa thành công trong giai đoạn bé đã bị biếng ăn nhóm 4.

Nguồn tham khảo
Taylor, CM et al. (2015)i Picky/fussy eating in children: Review of definitions, assessment, prevalence and dietary intakes, Appetite 9, 349 – 359.
Gallen, L. (2013) What to Do When A Child Won’t Eat: Feeding Disorders & Developmental Disabilities
.

Xem thêm: Thực đơn cho trẻ 3 tuổi

]]>
https://dieutribiengan.com/4-nhom-bieng-an-thuong-gap-va-huong-giai-quyet-2097/feed/ 0
Trẻ biếng ăn nhẹ cân – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục https://dieutribiengan.com/tre-bieng-an-nhe-can-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-1662/ https://dieutribiengan.com/tre-bieng-an-nhe-can-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-1662/#respond Sun, 08 Oct 2017 01:00:34 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=1662 Trẻ biếng ăn, nhẹ cân là nỗi lo của các ông bố bà mẹ. Tình trạng biếng ăn kéo dài dẫn đến tình trạng trẻ thiếu dinh dưỡng cho sự phát triển, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến suy dinh dưỡng mãn tính. Cần biết rõ nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nhẹ cân để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: thực đơn cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

tre-bieng-an-nhe-can

Dấu hiệu cho thấy trẻ biếng ăn

  • Bé ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, bữa ăn thường kéo dài khoảng hơn 30 phút.
  • Số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của bé ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với các bé cùng độ tuổi.
  • Trong bữa cơm bé không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn và tâm trạng không thoải mái.
  • Bé thường có biểu hiện sợ khi tới bữa ăn, nghe thấy tiếng lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn thì có phản ứng buồn nôn hoặc khóc la bướng bỉnh.
  • Bé không tăng cân trong nhiều tháng liên tiếp.

Nguyên nhân nào khiến trẻ biếng ăn nhẹ cân

Bé biếng ăn do khẩu phần ăn hàng ngày

Nếu như bạn chỉ cho bé ăn vài món ăn mà không thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày của bé thì sẽ gây cảm giác chán ăn cho bé. Mặt khác, nếu khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ khiến trẻ nhẹ cân.

Ngoài ra, việc chế biến món ăn sai cách trong giai đoạn ăn dặm sẽ khiến bé sợ ăn, không muốn ăn như: việc pha sữa quá đặc hoặc quá loãng, xay nhuyễn thức ăn cho đến khi bé được 2, 3 tuổi. Nhiều mẹ còn cho bé ăn dặm trước 6 tháng hay ăn cơm sớm khi bé chưa đủ răng để ăn cũng khiến cho trẻ biếng ăn nhẹ cân và giảm khả năng hấp thụ những chất dinh dưỡng quan trọng.

Bé biếng ăn do các vấn đề về sinh lý

Rất nhiều bé đang khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày hoặc vài tuần. Hoặc những thời điểm này có thể trùng với các giai đoạn như bé biết lẫy, ngồi, đi, đứng… Sau thời điểm này thì bé sẽ ăn uống lại bình thường.

Bé chậm tăng cân do thuốc và bệnh lý

Một số bệnh viêm nhiều như: nhiễm trùng, hoặc các hiện tượng như viêm mũi, viêm họng, các loại virus hoặc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, hoặc những vấn đề về đường ruột cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nhẹ cân, trẻ không muốn ăn, ăn không ngon miệng. Thêm vào đó việc sử các loại thuốc trị bệnh cho bé cũng có thể gây nên tình trạng biếng ăn tạm thời cho các bé.

Khi bé mọc răng cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng biếng ăn và sau khi răng đã mọc thì bé lại quay lại ăn uống bình thường.

Bé biếng ăn do tâm lý

Việc sử dụng một số biện pháp để éo trẻ ăn như: quát mắt, ép buộc trẻ phải ăn, bắt trẻ ăn những món ăn mà bé không thích, bắt bé ngồi một chỗ khi ăn hoặc là ép bé phải ăn hết khẩu phần ăn của mình trong thời gian ngắn sẽ làm cho bé càng ngày càng sợ ăn, không muốn ăn và trẻ sẽ nhẹ cân, chậm lớn.

Bé biếng ăn chậm tăng cân do tâm lý của bố mẹ

Các bậc cha mẹ thường hay so sánh con mình với những đứa bé khác cùng trang lứa. Khi thấy con nhà mình nhẹ cân hơn, ăn ít hơn, chậm tăng cân hơn so với các bé khác cùng tuổi thì bắt đầu quy định, bắt ép bé ăn uống theo khuôn khổ. Trong khi bình thường các bé vẫn duy trì tăng cân và tăng chiều cao ổn định. Thực chất mỗi bé sẽ có thể trạng khác nhau nên bố mẹ không nên vì thế mà bắt bé vào khuôn khổ hoặc có sự so sánh nào sẽ khiến bé có tâm lý không thoải mái, ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

Trẻ biếng ăn nhẹ cân vì những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trẻ biếng ăn kể trên thì có những trường hợp bé bị biếng ăn bẩm sinh với biểu hiện chỉ chơi, ngủ mà không đòi ăn hay bú.

Làm gì để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn nhẹ cân?

Từ việc tìm ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nhẹ cân từ đó bạn có thể có những biện pháp khắc phục dưới đây:

Với những trẻ biếng ăn do tâm lí, bố mẹ cần tạo không khí thoải mái, vui vẻ cho bé lúc ăn. Tuyệt đối không ép buộc, la mắng hoặc đánh bé để bé ăn.

Mẹ cần lưu ý cho bé chế độ ăn hợp lí, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng thực đơn ăn uống cho bé, nên đổi món thường xuyên để bé không bị nhàm chán với bữa ăn, kích thích trẻ ăn ngon miệng, tránh cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn quá lâu.

Cần giữa gìn vệ sinh cơ thể, răng miệng sạch sẽ để tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, tẩy giun theo định kỳ 6 tháng/lần, thường xuyên bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho bé.

Với những trẻ biếng ăn sinh lí mặc dù bé vẫn khỏe mạnh bình thường nhưng bỗng nhiêu ăn ít đi trong và ngày, vài tuần thì mẹ cần kiên nhẫn bé ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ… chờ bé ăn trở lại.

Đối với những bé biếng ăn do bẩm sinh, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng.

Trẻ biếng ăn sẽ dẫn đến tình trạng trẻ nhẹ cân và nguy hiểm hơn là dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng và không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé sau này. Do đó, bạn cần theo dõi tìm ra nguyên nhân trẻ bị biếng ăn và đưa ra giải pháp điều trị kịp thời. Nếu như đã sử dụng nhiều cách mà không cải thiện được tình trạng trẻ biếng ăn thì bạn nên đưa bé đi khám để được các chuyên gia tư vấn chính xác nhất.

]]>
https://dieutribiengan.com/tre-bieng-an-nhe-can-nguyen-nhan-va-bien-phap-khac-phuc-1662/feed/ 0
Mẹ nên làm gì khi trẻ lười ăn? https://dieutribiengan.com/me-nen-lam-gi-khi-tre-luoi-an-1550/ https://dieutribiengan.com/me-nen-lam-gi-khi-tre-luoi-an-1550/#respond Tue, 26 Sep 2017 14:18:27 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=1550 Trẻ biếng ăn thường xuyên, kéo dài và nếu không được sự quan tâm của cha mẹ thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé cả về thể chất và trí tuệ. Trẻ lười ăn sẽ không phát triển được bằng những đứa trẻ cùng trang lứa. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ lười ăn? Bạn đừng quá lo lắng vì chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên để mẹ có thể chăm sóc tốt giải quyết tình trạng biếng ăn của trẻ ngay trong bài viết này.

lam-gi-khi-tre-luoi-an

Theo thống kê trên toàn thế giới có đến 55% trẻ từ 1-6 tuổi mắc chứng biếng ăn, còn ở Việt Nam tỷ lệ trẻ biếng ăn vào khoảng 22-48% ngày một gia tăng nên cần theo dõi thường xuyên về việc ăn uống của trẻ đặc biệt là lượng thức ăn mà bé ăn được mỗi ngày.

Theo các chuyên gia Nhi khoa nếu tình trạng trẻ lười ăn kéo dài có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển trí não và thể chất của trẻ. Theo thống kê cho thấy những đứa trẻ lười ăn thường xuyên đa số sẽ có chỉ số phát triển thấp hơn những trẻ ăn uống tốt, đủ chất dinh dưỡng về cả chiều cao, cân nặng, thị lực và trí lực. Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh mãn tính, sức đề kháng kém, bộ phận tiêu hóa không được khỏe, khả năng viêm nhiễm đường hô hấp cao.

Do vậy khi trẻ biếng ăn bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân do đâu để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: thực đơn cho trẻ 3 tuổi ăn ngon

Vậy nguyên nhân do đâu khiến trẻ lười ăn?

  • Trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày, thường xuyên bị ói dẫn đến việc sợ ăn.
  • Do tâm lý sợ hãi khi thường xuyên bị cha mẹ thúc ép, quát mắng bắt ăn
  • Do thức ăn không hợp khẩu vị của bé
  • Do bé bị ho, viêm họng nên nuốt đau, khó ăn
  • Do trẻ quá hiếu động, mải chơi quên ăn hoặc nô đùa mệt quá không muốn ăn
  • Trẻ biếng ăn do ít ngủ
  • Trẻ biếng ăn do học theo người lớn

Mẹ nên làm gì khi trẻ lười ăn?

Để giúp con ăn ngon và phát triển khỏe mạnh trước hơn hết mẹ nên tìm hiểu ra nguyên nhân chính khiến trẻ lười ăn. Song song mẹ cũng cần phải xây dựng lại chế độ ăn khoa học và phù hợp hơn cho trẻ bằng việc đa dạng các món ăn để tạo sự mới mẻ cho bé. Dưới đây là một số việc mẹ nên làm khi trẻ lười ăn:

  • Đừng cố ép trẻ ăn khi chúng không muốn ăn sẽ làm cho trẻ càng sợ ăn. Điều quan trọng là bé ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt chứ không phải là ép bé ăn những gì và ép bé ăn được bao nhiêu.
  • Cho bé ăn khi đói: Lúc đói là lúc bé muốn ăn và sẽ ăn ngon miệng nên bạn cần cho bé ăn đúng giờ, đúng lúc đói.
  • Cho bé ăn 3 – 4 bữa/ngày: Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn là việc bữa nào trẻ cũng bị ép ăn rất nhiều thức ăn.
  • Khuyến khích bé vui chơi, tham gia các trò chơi vận động sẽ giúp bé tiêu hao năng lượng, ăn ngon miệng hơn và cải thiện sức khỏe.
  • Không cho bé ăn vặt trước bữa ăn sẽ làm cho bé có cảm giác no và không muốn ăn bữa chính
  • Trang trí, bày biện món ăn đẹp mắt để kích thích sự tò mò của bé khiến bé thích thú hơn với bữa ăn. Món ăn nhiều màu sắc sẽ giúp kích thích bé ăn ngon miệng và thích thú với bữa ăn hơn.
  • Đa dạng thực đơn mỗi ngày cho bé: Dù đó là món ăn bổ dưỡng đến đâu, ngon đến đâu nhưng ăn mãi cũng sẽ chán. Vì vậy, bạn cần thay đổi thường xuyên thực đơn cho bé vừa giúp bé tò mò, hứng thú với món ăn vừa có thể cân bằng dưỡng chất cho con phát triển khỏe mạnh.
  •  Hãy để cho bé tự ăn nếu có thể: Bạn nên chấp nhận nhìn bé ăn lấm lem để bé có thể chủ động hơn trong việc ăn uống, việc bốc bải, tự xúc ăn sẽ giúp bé thấy thoải mái hơn, vui vẻ hơn trong bữa ăn của mình và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Hãy để bé ăn cơm cùng gia đình: Cho bé ngồi ăn cơm cùng mọi người trong gia đình sẽ giúp bé học được cách ăn uống của mọi người, học được việc cầm đũa cầm thìa xúc thức ăn.

Những điều không nên làm khiến bé biếng ăn

  • Không để bé vừa ăn vừa uống làm bé có cảm giác nhanh no và ăn ít hơn
  • Không nên cho bé uống sữa ngay sau bữa chính
  • Không nên cho bé ăn một cách thụ động dụ bé chơi, dụ bé xem ti vi rồi đút thức ăn cho bé khiến bé không tập trung vào việc ăn uống cơ thể không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.

Với những lời khuyên trên hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để chăm sóc bé phát triển tốt hơn và giúp trẻ hết biếng ăn, và giúp bé ăn uống chủ động hơn, hấp thu tốt hơn.

]]>
https://dieutribiengan.com/me-nen-lam-gi-khi-tre-luoi-an-1550/feed/ 0
Vì sao trẻ biếng ăn? Bé lười ăn phải làm sao? https://dieutribiengan.com/vi-sao-tre-bieng-an-be-luoi-an-phai-lam-sao-822/ https://dieutribiengan.com/vi-sao-tre-bieng-an-be-luoi-an-phai-lam-sao-822/#respond Thu, 24 Aug 2017 01:00:05 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=822 Bé lười ăn, trẻ biếng ăn lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng trẻ chậm lớn, còi xương và chậm phát triển về trí não. Mỗi lần bé lười ăn cha mẹ thường lo lắng không biết lý do vì sao trẻ biếng ăn và lúng túng không biết phải làm sao khi bé lười ăn. Trong bài viết dưới đây, dieutribiengan sẽ chia sẻ đến bạn đọc nguyên nhân gây trẻ biếng ăn và những giải pháp để bé thèm ăn trở lại.

vi-sao-tre-bieng-an

Vì sao trẻ biếng ăn?

Có rất nhiều những nguyên nhân trẻ biếng ăn. Bởi vậy, cha mẹ cần tìm hiểu được bé biếng ăn do đâu và từ đó có thể chọn lọc những giải pháp thích hợp cho bé yêu. Chỉ có tìm hiểu được rõ nguyên nhân gây trẻ biếng ăn mới là chìa khóa để giúp bạn thành công trong cách trị biếng ăn cho trẻ.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Bạn hãy chú ý tới biểu hiện biếng ăn của trẻ và nắm rõ được lý do tại sao bé biếng ăn nhé.

  • Vị giác của trẻ mới bắt đầu hình thành nên thức ăn có mùi vị quá nồng, không phù hợp với khẩu vị của bé có thể gây ra chứng chán ăn
  • Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu: Một trong những lý do hàng đầu gây nên tình trạng trẻ biếng ăn là hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt. Rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy… Hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của bé.
  • Bé bị ép ăn tạo nên tâm lý sợ ăn: Liên tục ép, giục con phải ăn hay thậm chí quát mắng, đe dọa con vô tình đã tạo nên áp lực tâm lý cho bé, khiến bé sợ hãi và muốn trốn tránh khi nhắc đến bữa ăn.
  • Bé biếng ăn do bệnh lý: Bé gặp khó khăn khi nhai, nuốt: bé bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt… Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn.
  • Do vi khuẩn bệnh lý: Virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó, khiến trẻ sốt, ho, mệt mỏi…sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít.
  • Do bé không được bổ sung vi chất cần thiết: Vì rất nhiều lý do khiến cho bữa ăn của trẻ không cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết cho bé: chất lượng của thực phẩm chưa đảm bảo, chế biến chưa đúng cách làm hao hụt lượng vi chất có sẵn, bé chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định…

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của trẻ như thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng.

Bé lười ăn phải làm sao?

1. Trang trí các món ăn thành một bữa ăn đẹp mắt

be-luoi-an-phai-lam-sao

Trang trí món ăn đẹp mắt sẽ khiến bé ăn ngoon miệng hơn

Nếu món ăn không được trình bày đẹp mắt hấp dẫn thì dù là những món ăn ngon được làm từ những nguyên liệu bổ dưỡng thì cũng có thể bị bé từ chối. Trẻ thường bị hấp dẫn bởi màu sắc đẹp mắt, những trang trí lạ mắt sẽ dễ khiến trẻ tò mò và hứng thú hơn với món ăn đó.

Do vậy, đĩa đồ ăn trang trí với những hình thù con vật ngộ nghĩnh, bố trí khéo léo sẽ khiến bé thích thú ăn nhiều hơn.

2. Giúp bé cảm thấy thân thuộc và dễ chịu

Nếu không quen thì bé sẽ rất dễ từ chối món ăn thay vì việc ép bé ăn ngay từ đầu bạn nên giới thiệu cho bé chất dinh dưỡng của món ăn và bạn nên thường xuyên mang thức ăn tới bàn. Lần đầu có thế bé không ăn nhưng những lần sau bé sẽ chú ý đến tần suất xuất hiện của món ăn đó và thấy quen thuộc hơn và sẽ muốn thử ăn.

3. Câu thần chú “Giờ ăn tới rồi, Cà nhà đây rồi!”

be-luoi-an-phai-lam-sao-1

Bữa ăn vui vẻ bên gia đình kích thích trẻ ăn ngon miệng

Không chỉ bạn mà cả gia đình cần tập thói quen cùng ngồi vào bàn ăn đúng giờ. Việc ngồi vào bàn ăn cùng một thời điểm sẽ hạn chế được việc người này người kia, hạn chế được sự bực mình, gắt gỏng của những người phải chờ. Bởi sự bực mình, gắt gỏng của ai đó trong bữa ăn sẽ làm bé cũng thấy không vui ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng của bé. Mặt khác, việc ăn uống cùng 1 thời điểm của mọi người sẽ giúp bé thấy hứng thú hơn với bữa ăn.

4. Không sử dụng đồ ăn như một phần thưởng

Đồ ăn là để cung cấp và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể chứ bạn không nên sử dụng nó là một hình thức thưởng phạt nào hết. Ví dụ bạn hứa phần thưởng cho bé là một chiếc banhws hamburger và khoai tây chiên nếu bé được 10 điểm, những lần hứa phần thưởng như này không hề hay một chút nào nó sẽ làm cho bé thích ăn các món ăn ngoài hơn là ăn cơm mẹ nấu.

5. Bé của bạn rất thông minh – Vì thế hãy giải thích về sự thay đổi của món ăn

Mỗi khi có sự thay đổi về món ăn bạn cần bình tĩnh giải thích cho bé về sự thay đổi này. Ví dụ như bạn muốn giảm bớt cho bé sử dụng thịt đã qua chế biến nên bạn không mua cho bé xúc xích nữa. Khi đó bạn cần thuyết phục và nói lí do về sự thay đổi đó cho bé và lựa chọn cho bé đồ ăn phù hợp hơn. Bạn nên bình tĩnh giải thích chứ không nên lớn tiếng bắt ép be khiến bé sợ hãi hơn.

6. Giúp trẻ nhận biết mùi vị

Thấm 1 ít nước mát vào một chiếc khăn mềm khô rồi cho trẻ nếm. Sau đó bạn dần dần cho trẻ thử vị ngọt, tùy theo thời gian mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc thật nhiều mùi vị khác nhau như vị mặn,vị chua, đắng, chát… chứ không chỉ cho trẻ tiếp xúc với một vị nhất định sẽ khiến trẻ khó cảm nhận được các mùi vị khác gây ra chứng biếng ăn. Phương pháp kích hoạt vị giác và kích thích tuyến vị này rất tốt để cải thiện sự thèm ăn của trẻ.

7. Thay đổi thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ

Đầu tiên là bé bú sữa mẹ nên khi bắt đầu cho bé ăn dặm bạn cần làm thức ăn từ loãng, nhuyễn cho đến đặc và dần là cứng theo từng thời điểm phát triển của bé cho bé quen dần. Cho trẻ ăn theo tuần tự từ đơn giản đến phức tạp này sẽ thúc đẩy cơ, xương hàm của trẻ phát triển nhanh chóng, đồng thời phù hợp với quá trình phát triển răng và khả năng nhai của trẻ.

8. Bổ sung sản phẩm kích thích trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt

Một số loại thảo dược đã được người dân tại châu Âu và một số nước trên thế giới sử dụng để điều trị biếng ăn, khi được phối hợp lại với nhau để tăng cường khả năng tác động lên trẻ biếng ăn theo nhiều cơ chế khác nhau. Hiện nay, một số ít nhà máy sản xuất thảo dược tại Italia và châu Âu đã đạt tiêu chuẩn cGMP (FDA – Hoa Kỳ) chuyên sản xuất các chế phẩm chứa thảo dược chuẩn hóa có độ an toàn đặc biệt cao và hiệu quả nhanh, chuyên biệt chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ như Pharmalife Reserach.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm Nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia: 5 loại thảo dược chuẩn hóa của châu Âu được chứng minh sử dụng hiệu quả và an toàn cho trẻ trong điều trị trẻ biếng ăn với 3 tác động toàn diện là hạt cỏ Cari, rễ Long đởm vàng, ngọn Centaury, Phấn hoa, Mầm lúa mì. Công thức này với 3 tác động như sau:

  • Kích thích tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.
  • Tăng cường khả năng tiết dịch tiêu hóa tự nhiên để thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt nhất.
  • Bổ sung trực tiếp dưỡng chất tự nhiên từ dịch chiết Phấn hoa và Mầm lúa mì cho cơ thể nhanh chóng phục hồi sau giai đoạn biếng ăn.

Appetito bimbi là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược trên và được sản xuất trên dây truyền cGMP, được chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại Châu Âu. Sản phẩm có hương thơm hoa quả – thảo dược tự nhiên, vị ngọt thảo dược nên rất dễ uống, sản phẩm không chứa đường nhanh nên không gây nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh lý chuyển hóa đường khi sử dụng kéo dài.

Để được tư vấn chi tiết về điều trị biếng ăn ở trẻ nhỏ, bạn đọc vui lòng liên hệ 1800 8070 hoặc đường dây nóng 0976807722.

Xem thêm: Giải pháp cho trẻ biếng ăn

]]>
https://dieutribiengan.com/vi-sao-tre-bieng-an-be-luoi-an-phai-lam-sao-822/feed/ 0