dieutribiengan.com https://dieutribiengan.com Giúp trẻ ăn ngon hấp thu tốt, tăng cân đều Sat, 27 Nov 2021 04:15:54 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.9.5 Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo từng tháng https://dieutribiengan.com/bang-thoi-gian-cho-be-an-dam-trong-ngay-9618/ https://dieutribiengan.com/bang-thoi-gian-cho-be-an-dam-trong-ngay-9618/#respond Sat, 07 Dec 2019 04:00:46 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=9618 Cho bé ăn dặm thế nào là hợp lý là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Mẹ không nên cho con ăn dặm tùy hứng, mà cần dựa vào bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày để tránh những sai lầm gây tổn hại đến sự phát triển của con.

Xem thêm:

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo từng tháng

Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo từng tháng

Mẹ nên cho bé ăn dặm khi nào?

Thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm hợp lý nhất là khi được 6 tháng tuổi. Nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu dưới đây, mẹ cần cho bé ăn dặm ngay để con không bị đói và có đủ dinh dưỡng để phát triển:

  • Sau khi bú cạn sữa mẹ mà bé vẫn còn khóc và đòi bú tiếp.
  • Bé cáu kỉnh, mút tay khi chưa đến cữ bú.
  • Bé thường xuyên thức dậy đòi bú đến trong khi trước đây ngủ ngoan.
  • Ban ngày ngủ chập chờn và dễ thức giấc
  • Bé rất hứng thú khi trông thấy người khác ăn và đưa tay như muốn với lấy thức ăn.

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày theo từng tháng

Để sắp xếp bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày khoa học, mẹ cần nắm được thời gian tiêu hóa hết của các loại thực phẩm.

Loại thức ăn Thời gian tiêu hóa (giờ)
Sữa mẹ 1-2
Sữa công thức 2-3
Đồ ăn nhẹ 3-4
Đồ ăn thông thường 4-5
Đồ ăn có dầu mỡ 5-6

Bảng thời gian tiêu hoá của một số thực phẩm cho bé ăn dặm

Thời gian cho bé ăn dặm không giống nhau giữa các độ tuổi. Mẹ cần căn cứ vào số tháng tuổi của con để chia bữa ăn dặm sao cho hợp lý.

cho bé ăn dặm khi nào

Bé 6 tháng tuổi nên bắt đầu được ăn dặm (Nguồn ảnh: Internet)

Mẹ nên cho bé ăn dặm vào thời gian nào trong ngày?

Trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ 6 tháng tuổi có thể ăn dặm bằng bột hoặc cháo loãng 1 lần/ ngày. Sau đó tăng dần lượng thức ăn và tần suất lên 2 – 3 lần/ ngày.

Tuần tuổi đầu tiên của tháng thứ 6, mẹ có cho bé ăn dặm theo bảng thời gian dưới đây:

  • Buổi sáng khi bé ngủ dậy: Bú sữa mẹ hoặc sữa công thức.
  • Giữa buổi sáng: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi trưa: Cho bé ăn một trong 3 món: bột, cháo loãng, rau củ nghiền.
  • Giữa buổi chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Buổi tối: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.
  • Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Sang tuần thứ 2 – 3, lịch ăn dặm của bé không có nhiều sự khác biệt. Mẹ có thể bổ sung thêm một bữa ăn vào giữa buổi chiều cho bé. Lưu ý, giai đoạn này, bé vẫn cần khoảng 900ml sữa một ngày.

thời gian cho bé ăn dặm

Bé vẫn cần được uống đủ sữa khi ăn dặm (Nguồn ảnh: Internet)

Trẻ 7-8 tháng tuổi

Bắt đầu từ tháng thứ 7, mẹ có thể bổ sung đầy đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu vào khẩu phần ăn của trẻ gồm: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Bảng thời gian cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm trong ngày mẹ có thể phân chia như sau:

  • Buổi sáng sau khi ngủ dậy: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Giữa buổi sáng: Ăn dặm với cháo loãng hoặc trái cây rau củ nghiền…
  • Buổi trưa: Ăn nhẹ trái cây, sữa chua…
  • Giữa buổi chiều: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Buổi tối: Ăn dặm cháo hoặc súp
  • Trước khi đi ngủ: Bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

9 – 10 tháng tuổi

Thời kỳ này, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé đến từ các bữa ăn. Vì thế, bé cần được ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ, bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức.

Thực đơn hàng ngày cần đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm: chất béo, chất đạm, chất xơ và vitamin. Lúc này, bé cũng đã có thể nhai và ăn được cơm nhuyễn hoặc bột đặc.

  • Buổi sáng khi bé thức dậy: Cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức
  • Giữa buổi sáng: Cho bé ăn cháo hoặc bột
  • Buổi trưa: Cơm nhuyễn kèm thức ăn và rau củ mềm…
  • Giữa buổi chiều: Cho bé ăn trái cây, sữa chua hoặc đồ ăn nhẹ
  • Buổi tối: Ăn cơm nhuyễn với thức ăn hoặc cháo đặc
  • Trước khi đi ngủ: Bú mẹ hoặc uống sữa công thức.

Trẻ 10 tháng tuổi trở đi

Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày 10 tháng tuổi trở đi không có nhiều sự thay đổi. Mẹ chỉ cần tăng lượng khẩu phần ăn lên để cung cấp đủ năng lượng cho bé phát triển.

Trên đây là bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày khoa học theo tháng tuổi. Tuy nhiên, mẹ không cần áp dụng vào con một cách quá cứng nhắc. Tốt nhất, mẹ nên theo dõi nhu cầu của trẻ và thiết lập thời gian biểu hợp lý nhất cho con yêu của mình.

]]>
https://dieutribiengan.com/bang-thoi-gian-cho-be-an-dam-trong-ngay-9618/feed/ 0
Mách mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên nhàn tênh https://dieutribiengan.com/cach-cho-be-an-dam-lan-dau-tien-nhan-tenh-9611/ https://dieutribiengan.com/cach-cho-be-an-dam-lan-dau-tien-nhan-tenh-9611/#respond Sat, 07 Dec 2019 03:02:45 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=9611 Trong lần cho con ăn dặm đầu tiên, mẹ sẽ không tránh khỏi lo lắng bởi đây là cột mốc đánh dấu sự phát triển mới của trẻ. Để đảm bảo “đầu xuôi đuôi lọt”, mẹ hãy tham khảo cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên rất đơn giản dưới đây nhé!

Xem thêm: 6 nguyên tắc trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công

cách cho bé ăn dặm lần đầu

Mách mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên nhàn tênh

Thời điểm vàng cho bé bắt đầu ăn dặm

Khi nào nên cho bé ăn dặm lần đầu tiên? Không có đáp án chính xác 100% cho câu hỏi này. Hướng dẫn mới nhất về cách chăm sóc trẻ sơ sinh do tổ chức WHO/ UNICEF khuyên rằng, nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của bé mới thực sự sẵn sàng.

Không nên cho bé ăn dặm quá sớm trước 17 tuần tuổi hoặc quá muộn sau 26 tuần tuổi. Ở Việt Nam, tuổi ăn dặm trung bình của các bé là 4-6 tháng, tùy theo thể trạng và sự phát triển của từng bé.

Dấu hiệu nhận biết bé cần được ăn dặm

Bé có những phát triển mới về vận động và nhận thức sẽ cần nạp thêm dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Dưới đây là những dấu hiệu về sự phát triển mới báo hiệu bé cần được ăn dặm:

  • Bé có thể tự ngồi vững trong ghế ăn với phần lưng tựa vào ghế, giữ thẳng đầu và di chuyển đầu sang các bên thoải mái.
  • Bé có thể cầm nắm đồ vật, đưa từ tay này sang tay kia và đưa vào miệng gặm.
  • Bé hứng thú và cố với lấy đồ ăn khi thấy mọi người ăn uống.
  • Bé vẫn đói sau khi vừa bú xong.
dấu hiệu bé cần được ăn dặm

Bé hứng thú khi thấy người lớn ăn là dấu hiệu bé cần ăn dặm(Nguồn ảnh: Internet)

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Để đảm bảo việc ăn dặm lần đầu tiên diễn ra thuận lợi, mẹ cần thực hiện các điều sau :

  • Luôn ở cạnh bé khi cho con ăn dặm để tránh trường hợp trẻ bị nghẹn, dẫn tới nghẹt thở.
  • Cho phép bé chạm và giữ thức ăn nếu bé muốn.
  • Đừng ép bé ăn nếu bé không muốn nữa.
  • Đợi bé mở miệng mới đút thức ăn.
  • Thử độ nóng trước khi cho con ăn.
  • Không nêm muối hay đường vào đồ ăn dặm của bé.

Trẻ ăn dặm lần đầu tiên sẽ không ăn được nhiều vì chưa quen. Mẹ không nên quá sốt sắng mà ép con ăn hết khẩu phần đã chuẩn bị. Điều này sẽ khiến bé sợ và lần sau rất khó cho con ăn tiếp. Thức ăn dặm lúc này chỉ là phụ, nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ và sữa công thức. Bé 6 tháng tuổi chỉ cần ăn dặm 1 bữa/ngày và vẫn phải đảm bảo đủ lượng sữa cần thiết.

Gợi ý: Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng

lưu ý khi cho trẻ ăn dặm lần đầu

Không ép buộc bé trong lần ăn dặm đầu tiên (Nguồn ảnh: Internet)

Một số lưu ý mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm lần đầu

Thực phẩm lý tưởng cho lần ăn dặm đầu tiên

Thực phẩm lý tưởng cho bữa ăn dặm đầu tiên của bé chính là hoa quả chín có mùi vị thơm ngon như chuối, xoài, bơ. Mẹ có thể nghiền nát rồi cho con ăn mà không cần nấu. Đầu tiên, mẹ hãy cho bé ăn thử vài muỗng. Sau đó, tăng dần số lượng đồ ăn trong một vài tuần cho đến khi bé ăn ba bữa một ngày.

Ngoài ra, để bé hứng thứ với bữa ăn dặm, mẹ không nên cho bé bú hay uống sữa ngay trước đó.

Thực phẩm cần tránh trong lần ăn dặm đầu tiên

Ở giai đoạn đầu cho bé ăn dặm, mẹ cần tránh một số loại đồ ăn gây khó khăn cho hệ tiêu hoá còn non yếu của trẻ như muối, đường, thịt xông khói, mật ong. Những loại đồ ăn này không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Thời gian thích hợp cho bé ăn dặm

Mẹ nên cho bé ăn dặm trong khoảng 9 đến 10 giờ sáng. Bởi đây là khoảng thời gian bé dễ dàng hợp tác nhất. Tuy nhiên, giờ ăn dặm có thể tùy thuộc vào lịch sinh hoạt của gia đình. Mẹ không nên cho bé ăn vào lúc con đang buồn ngủ sẽ khiến con không hứng thú với đồ ăn.

Bé ăn dặm lần đầu tiên là một mốc rất quan trọng với cả mẹ và bé. Hy vọng, những chia sẻ về cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên sẽ giúp các mẹ thành công trong “công cuộc” cho bé ăn dặm đầy gian nan.

]]>
https://dieutribiengan.com/cach-cho-be-an-dam-lan-dau-tien-nhan-tenh-9611/feed/ 0
Trẻ ăn dặm biếng ăn: Mẹ cần ghi nhớ 5 điều này khi lên thực đơn! https://dieutribiengan.com/tre-an-dam-bieng-an-me-can-ghi-nho-5-dieu-nay-khi-len-thuc-don-8704/ https://dieutribiengan.com/tre-an-dam-bieng-an-me-can-ghi-nho-5-dieu-nay-khi-len-thuc-don-8704/#respond Fri, 02 Aug 2019 09:21:59 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=8704 Trẻ ăn dặm biếng ăn là thực tế mà nhiều mẹ đang phải đối mặt hiện nay. Để xử lý tận gốc vấn đề này, mẹ cần lên một thực đơn ăn dặm cho trẻ khoa học, giúp con hứng thú khi ăn và cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Hãy ghi nhớ 5 lưu ý tối quan trọng sau đây khi lên thực đơn cho con bạn nhé!

5 ghi nhớ mẹ cần biết khi lên thực đơn cho trẻ ăn dặm biếng ăn

Theo các chuyên gia, việc lên thực đơn ăn dặm theo từng tháng tuổi đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết sẽ không chỉ cải thiện tình trạng biếng ăn mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện.

Thời điểm thích hợp nhất để trẻ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Bởi trước đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, việc ăn dặm sớm có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, dẫn tới đau dạ dày, còi xương, chậm lớn… Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn 1-2 bữa 1 ngày và cách xa nhau để kịp tiêu hóa hết thực phẩm.

Sau đây là 5 điều mẹ cần lưu ý để lên thực đơn ăn dặm cho trẻ chuẩn nhất theo từng giai đoạn:

1. Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn

Mẹ cần chế biến thực phẩm đúng cách, phù hợp với độ tuổi của trẻ

Mẹ cần chế biến thực phẩm đúng cách, phù hợp với độ tuổi của trẻ

Trong giai đoạn đầu tập ăn dặm khi trẻ 6-8 tháng tuổi, mẹ cần nghiền nhỏ thực phẩm nếu không trẻ rất dễ hóc, nôn trớ. Nhưng khi trẻ được 10-12 tháng tuổi, bạn có thể cho trẻ ăn những thực phẩm lớn hơn, không cần nghiền quá nhỏ. Bên cạnh đó, mẹ có thể cho con ăn những thực phẩm mềm, được nấu nhuyễn… để kích thích nướu, răng phát triển.

2. Phối hợp các nhóm thực phẩm

4 nhóm dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện

4 nhóm dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện

Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, mẹ cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu:

– Chất bột – đường: gạo, mì, bún, phở, khoai, đậu, bột mì…

– Chất đạm:  thịt, cá, tôm, cua, lươn…

– Chất béo: dầu, mỡ, bơ, phô mai…

– Vitamin, khoáng chất và chất xơ: rau ngót, rau cải, rau dền, cà rốt, chuối, cam, đu đủ…

3. Đảm bảo an toàn thực phẩm

Khi chế biến và nấu thực phẩm cho trẻ, mẹ cần luôn tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”. Những thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu cần đảm bảo tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ uống thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường bổ sung vitamin.

4. Cho trẻ ăn đúng giờ

Mẹ nên tập cho trẻ ăn vào khung giờ nhất định

Mẹ nên tập cho trẻ ăn vào khung giờ nhất định

Ngay từ khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần tập cho trẻ ăn vào khung giờ nhất định. Điều này sẽ giúp cho dạ dày của trẻ làm quen với thức ăn và có đủ thời gian để tiêu hóa chúng. Ban đầu, khi 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm 1 bữa mỗi ngày, sau đó tăng lên 2 bữa lúc 7-8 tháng tuổi. Từ 9 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày. Lưu ý, các bữa ăn của trẻ cách nhau ít nhất 2 giờ.

5. Tạo hứng thú cho trẻ khi ăn

Để bé thích thú khi ăn dặm, mẹ hãy tạo không gian thoải mái, giúp trẻ tập trung thưởng thức món ăn. Mẹ có thể lựa chọn những chiếc bát, đĩa, thìa có hình ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc khác nhau để kích thích trẻ. Nhờ vậy, mỗi bữa ăn sẽ diễn ra trong không khí vui vẻ và khiến trẻ thích thú.

Hãy tạo hứng thú cho trẻ khi ăn!

Hãy tạo hứng thú cho trẻ khi ăn!

Lên thực đơn phong phú, khoa học chính là cách đơn giản giúp mẹ chấm dứt tình trạng trẻ ăn dặm biếng ăn. Tuy nhiên, đôi khi, tình trạng biếng ăn lại bắt nguồn từ vị giác của trẻ hoặc cơ thể bị thiếu chất (kẽm, magie, vitamin…); nhiễm khuẩn, nhiễm virus; mọc răng, viêm loét vùng miệng… Do đó, mẹ cần đưa con tới cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp trị biếng ăn theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ nên kết hợp cho con dùng sản phẩm thảo dược an toàn như Appetito Bimbi – Siro ăn ngon 3 tác động từ thảo dược châu Âu.

Appetito Bimbi được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ cơ chế tác động đa chiều, mang tới 3 giá trị ưu việt giúp mẹ toàn thắng trong cuộc chiến con biếng ăn. Đó là tạo cảm giác ngon miệng để trẻ ăn ngon tự nhiên; kích thích tiêu hóa và bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện.

Appetito Bimbi có thành phần 100% thảo dược chuẩn hóa Châu Âu, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Bởi vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Appetito Bimbi cho trẻ ăn dặm biếng ăn hàng ngày.

Tham khảo kinh nghiệm của các mẹ giúp con hết biếng ăn TẠI ĐÂY.

Để được tư vấn cách giúp trẻ sớm hết biếng ăn ở mọi độ tuổi, mẹ hãy gọi ngay tới số hotline 0976807722 hoặc tổng đài tư vấn miễn phí 1800 8070 ngay hôm nay!

]]>
https://dieutribiengan.com/tre-an-dam-bieng-an-me-can-ghi-nho-5-dieu-nay-khi-len-thuc-don-8704/feed/ 0
6 nguyên tắc trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công https://dieutribiengan.com/be-luoi-an-dam-me-phai-lam-sao-842/ https://dieutribiengan.com/be-luoi-an-dam-me-phai-lam-sao-842/#comments Fri, 11 Aug 2017 06:47:06 +0000 https://dieutribiengan.com/?p=842 Sau 6 tháng tuổi, trẻ cần được ăn dặm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà trẻ biếng ăn dặm dẫn đến nhẹ cân, còi cọc. Để giải quyết tình trạng này, mẹ có thể áp dụng ngay 5 nguyên tắc trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công dưới đây.

trẻ biếng ăn dặm

Cách trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công

Vì sao trẻ biếng ăn dặm?

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Thời điểm tốt nhất để cho trẻ ăn dặm là bắt đầu từ tháng thứ 6. Trước đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, khó hấp thu thức ăn. Nếu mẹ ép trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm, con sẽ dễ bị đầy bụng, khó chịu.

Do chưa quen thức ăn mới

Việc chuyển từ thức ăn dạng lỏng như sữa sang bột hay cháo ở dạng đặc hơn sẽ khiến trẻ không quen và có thể lười ăn ở giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm.

Trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn

Cấu trúc thức ăn cho trẻ ăn dặm rất quan trọng. Mẹ đổi cấu trúc thức ăn trễ 1 tháng so với độ tuổi sẽ khiến con lười ăn hơn. Ví dụ, trẻ 9 tháng tuổi đã biết nhai trệu trạo. Nên con cần được tập nhai bằng thức ăn ở dạng thô hơn. Lúc này, thức ăn xay nhuyễn đã không còn phù hợp với con nữa. Nếu mẹ vẫn tiếp tục giới thiệu thức ăn nhuyễn mịn, trẻ sẽ không muốn ăn.

 

vì sao trẻ biếng ăn dặm

Trẻ biếng ăn dặm có thể là do cấu trúc thức ăn không phù hợp (Nguồn ảnh: Internet)

Cho trẻ ăn dặm sai cách

Người lớn thường nhầm tưởng trẻ sẽ ăn nhiều hơn khi được cho đi dong, chơi đồ chơi hay xem tivi. Tuy nhiên, đó lại chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn do bị mất tập trung. Ăn uống không tập trung làm cho trẻ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, việc nhai nuốt cũng không được đảm bảo. Từ đó khiến con gặp các vấn đề tiêu hóa như: táo bón, đi ngoài phân sống, đi phân nhầy.

Cho trẻ ăn quá nhiều bữa một ngày

Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau. Mẹ cần biết cho trẻ ăn dặm bao nhiêu là đủ để thiết lập khẩu phần ăn hợp lý. Bị ép ăn quá nhu cầu sẽ khiến trẻ chán và sợ ăn.

Thực đơn nhàm chán, thiếu chất

Vị giác của trẻ rất nhạy cảm. Chúng sẽ không thể ăn ngon lành khi phải ăn mãi một món cháo. Ngoài ra, mẹ chỉ nấu cháo với nước hầm xương lâu ngày sẽ khiến bé bị thiếu chất, còi xương, khó tiêu và biếng ăn hơn.

Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe

Trẻ mọc răng, ngứa lợi, rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh do virus, vi khuẩn sẽ cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn. Khi thấy con có dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý nào, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám. Điều trị khỏi bệnh sẽ giúp trẻ ăn uống ngon miệng trở lại.

trẻ biếng ăn dặm phải làm sao

Thực đơn nghèo nàn cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn (Nguồn ảnh: Internet)

Trẻ bị thiếu kẽm

Thực tế cho thấy, nhiều trẻ dưới 1 tuổi bị thiếu kẽm. Đây là một trong những vi chất quan trọng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phát triển chiều cao, chức năng sinh dục… Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế Giới (WHO), trẻ trong độ tuổi 5-12 tháng cần bổ sung 5-8mg kẽm mỗi ngày; trẻ 1-10 tuổi cần 10-15mg/ ngày để phát triển chiều cao và thể chất tối ưu.

Trẻ bị thiếu kẽm dẫn tới biếng ăn

Trẻ bị thiếu kẽm dẫn tới biếng ăn

Khi cơ thể bị thiếu kẽm, trẻ sẽ mất cảm giác ngon miệng, rối loạn vị giác dẫn tới biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, suy dinh dưỡng… Bởi vậy, các bậc cha mẹ cần tích cực bổ sung kẽm cho trẻ qua chế độ dinh dưỡng tăng cường sử dụng một số loại thực phẩm như thịt thăn heo… Để trẻ hấp thu kẽm hiệu quả, mẹ nên bổ sung vitamin C cho trẻ từ các loại trái cây như cam, quýt, bưởi…

Thực đơn chưa phong phú, khoa học

Trẻ thường bắt đầu tập ăn dặm trong giai đoạn 4-6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ được tiếp xúc với những thực phẩm mới, trải nghiệm các mùi vị khác nhau nên rất tò mò, kích thích. Tuy nhiên, khi 10-12 tháng tuổi, sau một thời gian ăn dặm khá dài, trẻ đã được làm quen với hầu hết các loại thực phẩm. Thực đơn ăn dặm chưa phong phú, ít thay đổi về cách chế biến, mùi vị sẽ khiến vị giác ít được kích thích, trẻ cảm thấy nhàm chán, dẫn tới tâm lý lười ăn, bỏ bữa.

Để khắc phục tình trạng này, các mẹ cần lên một thực đơn đa dạng cho trẻ với nhiều nguyên liệu, thực phẩm khác nhau và thay đổi cách chế biến, từ đó tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn.

Sợ bị ép ăn

Liệu các bậc cha mẹ có chắc mình hiểu rõ con thích hay ghét món ăn nào? Biếng ăn do tâm lý là một trong những nguyên nhân khiến mỗi bữa ăn trở thành cực hình với trẻ.

Trẻ sợ bị ép ăn

Trẻ sợ bị ép ăn

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu tâm lý của con, không quan tâm xem trẻ có thích món ăn đó không hay trẻ đã ăn đủ no chưa… Bởi vậy, khi thấy trẻ không ăn hoặc ăn ít thì họ lại cố gắng ép con ăn bằng mọi cách mà không quan tâm tới lý do vì sao trẻ biếng ăn dặm. Điều này vô tình khiến trẻ càng sợ ăn hơn và tình trạng biếng ăn khó có thể cải thiện.

Trẻ hay ăn vặt

Trong nhiều trường hợp, cha mẹ chiều theo sở thích của trẻ mà cho con ăn snack, khoai tây chiên… Đây là những món ăn vặt được trẻ yêu thích nhưng chứa nhiều chất phụ gia, gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, dễ gây các bệnh lý đường tiêu hóa.

Mặt khác, đồ ăn vặt là một trong nhưng nguyên nhân khiến trẻ không còn hào hứng với những bữa ăn khi đã “lửng dạ”. Theo thời gian, tình trạng biếng ăn kéo dài khiến trẻ chậm tăng cân và phát triển chiều cao.

Biếng ăn sinh lý theo giai đoạn

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhiều trẻ biếng ăn theo từng giai đoạn phát triển. Khi đó, dù trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng đột nhiên không thấy hứng thú trong ăn uống. Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Thực tế, khoảng thời gian trẻ biếng ăn sinh lý thường trùng với một số thời điểm như khi bé biết lẫy, ngồi, đứng, tập đi… Các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì sau đó, trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng biếng ăn kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám và tìm biện pháp khắc phục để tránh hình thành thói quen lười ăn ở trẻ.

Biếng ăn bẩm sinh

Theo thống kê, có khoảng 5% trẻ biếng ăn bẩm sinh. Ở những trường hợp này, ngay từ khi sinh ra, trẻ chỉ muốn chơi mà không bao giờ đòi bú, đòi ăn.

Đối với những trẻ biếng ăn bẩm sinh, cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ dinh dưỡng để được thăm khám. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống và cách chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ để cải thiện tình trạng này. Cha mẹ cần chủ động cho trẻ ăn để tránh bị quá đói, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xem thêm: trẻ biếng ăn phải làm sao?

6 nguyên tắc trị trẻ biếng ăn dặm đảm bảo thành công

1. Chế biến cấu trúc thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ

Nhiều mẹ sợ rằng thức ăn quá thô sẽ khiến con khó nuốt và bị hóc. Tuy nhiên, hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng Anh và Viện Nhi khoa của Mỹ khẳng định rằng, cấu trúc thức ăn không phụ thuộc vào số răng trẻ có, mà liên quan đến sự phát triển não bộ theo độ tuổi. Được nhai thức ăn sẽ góp phần giúp trẻ không biếng ăn.

Dưới đây là cấu trúc thức ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Mẹ nên tham khảo và áp dụng đúng để tránh nguyên nhân trẻ biếng ăn dặm do cấu trúc thức ăn.

  • Trẻ 5-6 tháng tuổi

Trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm, chủ yếu cần tập cho trẻ ăn bằng muỗng và làm quen mùi vị của các thực phẩm khác ngoài sữa. Cấu trúc thức ăn phù hợp cho trẻ ở giai đoạn này là bột sánh.

  • Trẻ 7-8 tháng tuổi

Giai đoạn này, trẻ đã tập dùng lưỡi đưa thức ăn vào cổ họng và nuốt xuống. Thức ăn nên được ninh mềm, nghiền sơ và sánh để trẻ tự làm tan bằng lưỡi rồi nuốt.

  • Trẻ 9-11 tháng tuổi

Sang giai đoạn này, trẻ đã biết nhai trệu trạo. Vì vậy, thức ăn của trẻ chỉ cần được ninh mềm, cắt to khoảng 0,5 cm, dài 2 – 3 cm để trẻ có thể tự bốc ăn và nghiền nát bằng lợi.

  • Trẻ 12-15 tháng tuổi

Lúc này, trẻ đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn bằng răng. Mẹ chỉ cần nấu thức ăn sao cho mềm đễ con có thể nhai được.

làm gì khi trẻ biếng ăn

Được nhai thức ăn sẽ góp phần giúp trẻ bớt biếng ăn(Nguồn ảnh: Internet)

2. Thường xuyên thay đổi thực đơn

Mẹ nên cho bé ăn uống đa dạng, đổi món ăn thường xuyên để con có thể thưởng thức được nhiều mùi vị khác nhau. Đồng thời cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng mà không làm bé ngấy.

Gợi ý: Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng

3. Không ép trẻ ăn

Việc thúc ép, quát mắng trẻ sẽ khiến con có cảm giác sợ ăn. Nếu bé không muốn ăn món đó hoặc chỉ ăn được một phần, mẹ có thể cho con uống sữa bù hoặc ăn bù bằng món ăn bé thích.

4. Bữa ăn chỉ tối đa 25 – 35 phút

Mẹ không nên hình thành cho trẻ thói quen xấu như phải đi ăn rong, xem tivi khi ăn. Mà mẹ nên lấy đó làm động lực thúc đẩy trẻ như hứa ăn xong sẽ cho xem ti vi, đi chơi… Như vậy, trẻ sẽ tập trung vào bữa ăn, cảm nhận được mùi vị và tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Mỗi bữa chỉ nên kéo dài 25 – 35 phút.

5. Mẹ nên bổ sung bữa phụ hợp lý

Mẹ nên cho trẻ tập ăn khi đói bụng. Tuyệt đối không cho bé bú hay uống sữa trước khi ăn. Với những trẻ uống hơn 1 lít sữa một ngày thì sẽ không thể ăn thêm được các đồ ăn dặm nữa. Do đó, các mẹ nên giảm bớt lượng sữa để bé có cảm giác đói và muốn ăn dặm. Tốt nhất, ở giai đoạn đầu của thời kì ăn dặm, một ngày, mẹ nên cho trẻ uống từ 500 – 700 ml sữa cùng với 1 hoặc 2 bữa ăn.

6. Cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, trẻ biếng ăn dặm một phần là do hệ tiêu hóa yếu. Cải thiện hệ tiêu hóa sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Mẹ có thể cải thiện hệ tiêu hóa cho bé bằng việc bổ sung siro thảo dược giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt.

Tuy nhiên, không phải loại siro nào cũng có thể tin dùng. Để an toàn nhất cho trẻ, mẹ nên chọn siro được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược. Thảo dược sẽ kích thích trẻ ăn ngon và tiêu hóa tốt một cách tự nhiên, không để lại tác dụng phụ và không khiến trẻ bị phụ thuộc vào thuốc. Hiện nay, các bà mẹ Việt đang tin dùng siro thảo dược Appetito Bimbi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Ý để giải quyết tình trạng trẻ biếng ăn.

siro thảo dược cho trẻ biếng ăn

Siro thảo dược chuẩn hóa châu Âu – Appetito Bimbi

Vì sao Appetito Bimbi được các bà mẹ Việt tin dùng?

Appetito Bimbi tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ. Đây là chế phẩm được chiết từ các loại thảo dược hữu cơ đã qua chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ theo tiêu chuẩn châu Âu như: Dịch chiết hạt cỏ Cà ri, dịch chiết ngọn Centaury, dịch chiết Phấn hoa, dịch chiết mầm Lúa mì, dịch chiết rễ Long đởm vàng.

Đây là loại siro thảo dược các bệnh viện công lập của Italia tư vấn sử dụng dành riêng cho trẻ biếng ăn bởi 3 tác động ưu việt:

  • Kích thích trẻ ăn ngon tự nhiên
  • Cải thiện chức năng tiêu hóa, tăng cường hấp thu dưỡng chất
  • Bổ sung 22 loại acid amin, 18 loại vitamin, 11 loại men thiên nhiên, 27 nguyên tố vi lượng và nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe.

Appetito có thể dùng được cho trẻ biếng ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Siro cho trẻ biếng ăn Appetito Bimbi rất tiện dụng, mẹ có thể cho trẻ uống trực tiếp hoặc pha với sữa, nước trái cây. Nhiều bà mẹ đã cho con dùng siro này phản hồi rằng, Appetito Bimbi có mùi vị thảo dược rất thơm ngon, bé rất thích uống nên mẹ không bao giờ phải ép. Đặc biệt, sau khi ngừng sử dụng, bé vẫn ăn ngon tự nhiên mà không bị phụ thuộc vào thuốc.

Các mẹ có thể tham khảo đánh giá thực tế về Appetito Bimbi tại đây.

Các dược sĩ nói gì về Appetito Bimbi?

Hy vọng những thông tin hữu trên đã giúp mẹ hiểu được vì sao trẻ biếng ăn dặm và tìm ra phương pháp khắc phục. Bên cạnh đó, lựa chọn siro thảo dược an toàn như Appetito Bimbi cũng là cách hay giúp nhiều mẹ chấm dứt nỗi lo trẻ biếng ăn dặm.

]]>
https://dieutribiengan.com/be-luoi-an-dam-me-phai-lam-sao-842/feed/ 4