Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách nấu bột cho trẻ 5- 6 tháng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và hoàn thiện của trẻ.  Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý làm sao chế biến bột ăn dặm cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi phù hợp, đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số lưu ý các mẹ có thể tham khảo để đảm bảo bữa ăn tốt nhất cho bé.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 5 – 6 tháng tuổi

Thực đơn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản.

Thực đơn của trẻ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi ngoài bú sữa mẹ đã có thể bắt đầu ăn dặm những loại cháo, bột. Theo các nghiên cứu về dinh dưỡng trẻ em, thực đơn của trẻ cần đủ 4 nhóm chất sau:

  • Nhóm tinh bột: bao gồm gạo, khoai tây, khoai sọ… Các mẹ nên lựa chọn những loại tinh bột thuần túy, không nên bổ sung nhiều thực phẩm khác như hạt sen, đậu xanh, gạo nếp… Nếu trẻ ăn quá nhiều các loại ngũ cốc này thì có thể gây đầy bụng, khó tiêu dẫn tới biếng ăn.
  • Nhóm các chất đạm: Hệ tiêu hóa của trẻ 5 – 6 tháng tuổi còn non yếu nên khi bổ sung đạm, các mẹ chú ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Các loại thực phẩm bổ sung đạm bao gồm thịt nạc, cá, trứng, hải sản…Tuy nhiên, bé có thể dễ bị dị ứng hoặc ngộ độc hải sản nên mẹ cần lưu ý cách nấu bột cho trẻ 5-6 tháng tuổi. Khi bắt đầu nấu bột ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi, các mẹ chỉ nên dùng thịt nạc và trứng.
  • Nhóm chất béo: các chất béo gồm cả động vật và thực vật. Khi nấu bột cho trẻ 5-6 tháng tuổi, các mẹ nên sử dụng đan xen hai loại chất béo này để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Những loại thực phẩm cung cấp các chất này bao gồm rau xanh, các loại củ và hoa quả.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Trẻ 5-6 tháng ngày ăn mấy bữa bột?

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi ngày ăn mấy bữa bột là phù hợp? Trong giai đoạn này, trẻ vẫn bú sữa mẹ là chủ yếu, lượng sữa vẫn chiếm ¾ khẩu phần ăn mỗi ngày. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trẻ trong giai đoạn này cần được cung cấp 500ml sữa và hai bữa bột mỗi ngày. Các mẹ nên cho bé ăn xen kẽ với các cữ sữa hàng ngày.

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa bột mỗi ngày

Trẻ 5 – 6 tháng tuổi nên ăn 2 bữa bột mỗi ngày

Trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là phù hợp và đủ chất. Trẻ nên ăn 2 bữa ăn dặm một ngày xen với sữa. Bữa đầu tiên vào khoảng 9 – 10 giờ sáng, bữa thứ 2 khoảng 4 – 5 giờ chiều. Từ 8 giờ tối, các mẹ không nên cho trẻ ăn thêm thức ăn ngoài mà chỉ bú sữa mẹ.

Trẻ 5-6 tháng ăn bao nhiêu bột?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 5 – 6 tháng tuổi vẫn bú sữa mẹ là chủ yếu. Do đó, lượng bột ăn dặm mỗi bữa ăn chỉ là khoảng 10g bột cho mỗi bữa ăn. Các mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều, ép trẻ ăn quá khẩu phần ăn theo tiêu chuẩn. Việc làm này có thể dẫn tới hiện tượng trẻ biếng ăn. Ngoài ra, ăn quá nhiều ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.

Lưu ý trong cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi

  • Trẻ 5 – 6 tháng tuổi vẫn được cung cấp dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ. Do đó, các mẹ không nên lạm dụng bột ăn dặm gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Các mẹ cần tìm hiểu kỹ những loại thực phẩm, cách nấu bột cho trẻ 5-6 tháng để đảm bảo tốt nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng không nên trộn cả rau và củ. Điều này có thể làm khiến món ăn bị biến chất, gây rối loạn đường ruột khiến trẻ. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ không nên cho nhiều muối và gia vị vào món bột của trẻ.
  • Các loại rau để nấu bột ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng tuổi nên chọn phần lá và cần được xay nhuyễn.
  • Khi cho trẻ ăn, các mẹ không nên hâm lại thức ăn nhiều lần. Việc làm này có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc.
  • Khi cho trẻ thử một loại thực phẩm mới, các mẹ cần quan sát biểu hiểu xem trẻ có thích không hay có bị dị ứng không.
  • Trong giai đoạn này, các mẹ không nên nêm quá nhiều gia vị vì các loại rau củ quả tươi đều có vị ngọt tự nhiên.
  • Khi bé 5-6 tháng không chịu ăn bột, các mẹ cần tìm hiểu lại cách nấu bột của mình đã phù hợp chưa. Ngoài ra, cần quan sát xem trẻ có mắc một số bệnh lý về miệng hay họng không để điều trị kịp thời.

Các món bột ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Các món bột ăn dặm cho bé 5-6 tháng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau.

Các món bột ăn dặm cho bé 5-6 tháng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau

Các món bột ăn dặm cho bé 5 – 6 tháng tuổi có thể được chế biến từ bột gạo hoặc các loại bột tổng hợp được đóng gói sẵn. Những loại bột đóng gói sẵn thường là bột tổng hợp các nhóm chất cần thiết cho trẻ. Một số loại phổ biến hiện nay như bột ăn dặm hipp cho trẻ 5-6 tháng tuổi với nhiều loại và hương vị để các mẹ lựa chọn. Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi từ bột tổng hợp sẽ dễ hơn là bột tự làm. Các mẹ có thể mua bột và nấu theo đúng hướng dẫn, không phải chuẩn bị nhiều loại thực phẩm.

Tuy nhiên, theo  truyền thống, nhiều mẹ vẫn thường tự làm bột bằng gạo cho trẻ ăn. Cách làm bột ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng tuổi hết sức đơn giản, dễ thực hiện. Các mẹ không nên trộn lẫn thêm đậu xanh, hạt sen hay hạt nếp vào bột của trẻ. Các loại hạt này thường gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ. Các mẹ vo sạch gạo, ngâm nước khoảng 3 -4 tiếng, sau đó để ráo và phơi khô, thật ráo nước. Cuối cùng, mẹ mang gạo ra cửa hàng xay bột, xay nhỏ mịn để dùng bất cứ lúc nào. Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi này sẽ mất công hơn các loại bột pha sẵn.

Xem thêm: trẻ 5-6 tháng biếng ăn phải làm sao

Một số cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi

Cách nấu bột thịt bò cho bé 5-6 tháng tuổi

Cách nấu bột thịt bò cho bé 5 – 6 tháng tuổi đảm bảo dinh dưỡng.

Cách nấu bột thịt bò cho bé 5 – 6 tháng tuổi đảm bảo dinh dưỡng

Thịt bò là thực phẩm giàu protein, các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và kẽm. Những thành phần này đều có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo cách nấu bột thịt bò cho bé 5 – 6 tuổi dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 10g bột mịn
  • 10g thịt bò xay nhuyễn
  • 1 thìa cà phê dầu ăn

Cách nấu cháo thịt bò cho bé 5 – 6 tháng tuổi:

  • Bước 1: Các mẹ lấy chảo, cho 1 chút dầu ăn vào rồi xào sơ cho thịt bò vừa chín tới.
  • Bước 2: Hòa 10g bột với khoảng 200ml nước khuấy tan. Sau đó, mẹ cho nồi lên bếp, đun lửa vừa cho tới khi sôi. Chú ý, khuấy đều tay và 1 chiều để bột chín kỹ và không bị vữa.
  • Bước 3: Khi bột đạt độ sánh và vừa chín thì cho thịt bò đã xào sơ vào khuấy đều.
  • Bước 4: Mẹ cho nồi bột xuống bếp, đổ ra bát và chờ cháo nguội tới nhiệt độ vừa phải thì cho bé ăn.

Lưu ý: Các mẹ có thể kết hợp thịt bò với 1 số loại rau củ như: cà rốt, rau cải, bí ngô, rau bina..

Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng với thịt gà

Bột ăn dặm cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi.

Bột ăn dặm cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi

Nguyên liệu:

  • 10g bột gạo
  • 200ml nước
  • 10g thịt ức gà
  • 10g lá rau cải xanh
  • 1 muỗng cà phê dầu ăn

Cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng tuổi:

  • Bước 1: Thịt ức gà làm sạch, sau đó xay nhuyễn. Rau cải nhặt lấy lá xanh rồi rửa sạch.
  • Bước 2: Cho khoảng 200ml nước lên bếp đun sôi rồi cho rau cải xanh vào luộc chín tới. Vớt rau, nghiền nhỏ rau bằng ray thực phẩm.
  • Bước 3: Cho bột và thịt gà vào nước luộc rau khuấy tan rồi cho nên bếp nấu chín. Bột chín, mẹ cho rau đã nghiền vào đảo đều rồi cho ra bát.

Lưu ý: Các mẹ có thể không luộc rau mà xay nhuyễn. Sau khi bột chín tới, mẹ cho rau vào đảo chín khoảng 2 -3 phút rồi cho ra bát để ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên nấu chín rau để giữ được toàn bộ chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Trên đây là một số cách nấu bột cho trẻ 5 – 6 tháng ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng. Các mẹ có thể bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày cho bé. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp mẹ tự tin hơn và thành công trong quá trình nuôi dưỡng con yêu.

diem-ban san-pham
diem-ban

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng Appetito bimbi

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

Nội thành (Trong Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh) Ngoại thành (Các tỉnh thành khác)

Đặt hàng

X

Thông tin của bạn đã được gửi thành công!

Chúng tôi sẽ xác nhận lại thông tin và liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất!

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

TƯ VẤN SỨC KHỎE TRỰC TUYẾN